Dạy Trẻ Tự Kiểm Soát Bản Thân

0
1078

DẠY TRẺ TỰ KIỂM SOÁT BẢN THÂN
 Những cơn giận của trẻ – đối tượng chưa biết kiểm soát bản thân – có thể khiến các bậc cha mẹ nổi giận, ngay cả những người kiên nhẫn nhất. Nhưng bạn cũng có thể giải quyết vấn đề này dễ dàng nếu bạn dạy trẻ biết cách kiểm soát bản thân và dạy trẻ nên lựa chọn cách xử sự phù hợp với hoàn cảnh.

Bất cứ lúc nào và ở đâu: giữa đám đông, trong bữa tối của kỳ nghỉ với đông đảo gia đình, thậm chí là ở nhà, sự bướng bỉnh và cáu kỉnh của trẻ cũng có thể khiến bạn giận cực độ.

Nhưng bạn cũng có thể giải quyết vấn đề dễ dàng nếu bạn dạy trẻ biết cách kiểm soát bản thân, dạy trẻ nên lựa chọn cách xử sự phù hợp với hoàn cảnh. Chẳng hạn, nếu bạn nói với trẻ rằng bạn không cho trẻ ăn kem cho đến khi sau bữa tối, trẻ có thể khóc, năn nỉ, thậm chí là thét lên với hy vọng bạn sẽ cho trẻ ăn. Nếu trẻ được dạy cách tự kiềm chế, trẻ có thể hiểu rằng thái độ giận dữ và nóng nảy của trẻ sẽ khiến bạn không cho trẻ ăn kem nữa và mang đi. Và trẻ sẽ kiên nhẫn đợi cho đến khi sau bữa tối.

Dưới đây là những điều bổ ích có thể giúp bạn dạy trẻ học cách tự kiềm chế hành vi của mình:

 Với trẻ dưới 2 tuổi: trẻ thường nổi giận, quấy khóc vì có một khoảng cách lớn giữa điều trẻ muốn làm và điều mà trẻ có thể làm được. Bạn có thể ngăn trẻ nổi cáu bằng cách làm cho trẻ quên đi bằng những món đồ chơi hoặc các hoạt động khác. Với trẻ 2 tuổi, bạn có thể rời trẻ trong thời gian ngắn một hoặc hai phút để làm dịu cơn giận.

 Trẻ từ 3-5 tuổi: bạn có thể tiếp tục biện pháp rời trẻ, nhưng tốt hơn là nên giới hạn trong một khoảng thời gian đặc biệt. Hãy sớm kết thúc thời gian rời trẻ khi trẻ không còn cáu giận nữa. Điều này có thể là một cách hiệu quả để khuyến khích trẻ cải thiện việc tự kiểm soát của mình. Nó cũng là một thái độ bày tỏ sự tán dương trẻ không nên mất kiểm soát trong những tình huống khó khăn hoặc dễ gây bực bội.

 Trẻ 6-9 tuổi: khi trẻ bắt đầu đi học, trẻ có thể sẽ hiểu biết nhiều hơn và chọn lựa cho mình một cách cư xử tốt hay xấu. Bạn có thể khuyến khích trẻ tránh xa các tình huống dễ gây cáu bẳn trong vài phút để làm dịu cơn giận thay vì để nó bộc phát.

 Trẻ từ 10-12 tuổi: trẻ lớn tuổi hơn thường hiểu tốt hơn cảm xúc của mình. Bạn nên khuyến khích trẻ nghĩ về những tình huống khiến trẻ mất kiểm soát và sau đó phân tích tình huống đó. Bạn có thể giải thích cho trẻ những điều tồi tệ có thể xảy ra nếu trẻ không kiềm chế, khuyến khích trẻ nghĩ kỹ trước khi có phản ứng với tình huống.

 Trẻ từ 13-17 tuổi: ở tuổi này, trẻ có thể tự kiểm soát hầu hết các hành động của mình. Nhưng bạn cần nhắc nhở trẻ nghĩ về những kết quả lâu dài của các hành động của trẻ. Tiếp tục khuyến khích trẻ dành thời gian cân nhắc, đánh giá tình huống trước khi có phản ứng. Cũng nên khuyến khích trẻ nói ra điều gì làm trẻ bực tức chứ không nên có những hành động đánh mất tự chủ như đóng sầm cửa, la hét. Ở giai đoạn này, bạn cũng cần rèn luyện cho trẻ tự chủ, chẳng hạn như tiếp tục củng cố cho trẻ biết tự kiểm soát là một kỹ năng quan trọng.

  Tác giả:  T.VY (Theo KidsHealth)

Nguồn: http://www.giaoducconggiao.net/index.php?m=home&v=detail&ia=17