Hôi miệng là tình trạng khá nhiều người gặp phải. Hôi miệng khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp, gây khó chịu cho người đối diện.
Uống nhiều nước có thể ngăn chặn và hạn chế được chứng bệnh khó chịu này.
Đây là một triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh lẫn người nói chuyện. Bạn không nên bi quan, hãy đến bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên hôi miệng.
Một số nguyên nhân:
– Nguyên nhân từ răng miệng như sâu răng, viêm nướu răng, ápxe chân răng, viêm mô-tế bào vùng hàm mặt, bệnh lý nha chu, vôi răng, đánh răng không kỹ còn mảng thức ăn bám ở các kẽ răng, ở các hốc, các lỗ sâu răng, các miếng trám răng…
– Nguyên nhân tai mũi họng như viêm họng, viêm amiđan cấp, mạn, rất nhiều trường hợp viêm amiđan kéo dài, thỉnh thoảng từ amiđan bong ra làm bệnh nhân khạc một cục mủ nhỏ như hạt đậu, cứng và rất hôi; viêm mũi, viêm xoang cấp, viêm xoang mạn cũng có thể gây hôi miệng, nhất là khi bệnh kéo dài làm ứ dịch-mủ trong các xoang…
Một số trường hợp áptơ, loét miệng bội nhiễm đôi khi cũng gây hôi miệng.
– Nguyên nhân đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày – thực quản, loét thực quản, viêm dạ dày cấp – mạn, hẹp tâm vị…
– Nguyên nhân đường hô hấp như dị vật phế quản, viêm phổi, ápxe phổi…
Mẹo đơn giản chữa trị bệnh hôi miệng:
Uống nhiều nước
Bạn phải tập thói quen thường xuyên uống nhiều nước để giúp chữa bệnh hôi miệng hiệu quả nhất. Tốt nhất là bạn nên uống từ 6-7 ly nước trên ngày, không chỉ cung cấp lượng nước đủ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn hạn chế tình trạng hơi thở “có mùi”.
Kẹo cao su
Nhai kẹo cao su, súc họng với nước muối thường xuyên cũng là phương pháp phòng ngừa có hiệu quả, một số nước súc miệng bán trên thị trường cũng có tác dụng nhất định.
Húng chanh
Húng chanh còn gọi là rau tần, tần dày lá, rau thơm, rau thơm lông, tên chữ Hán là Tần thái, Dương tử tô v.v…
Dùng một nắm húng chanh khô, sắc lấy nước đặc để súc miệng và ngậm. Ngậm thường xuyên nhiều lần trong ngày, chỉ sau vài ngày có thể thấy hiệu nghiệm, hết hôi miệng.
Tránh thức ăn gây mùi
Hành và tỏi là hai thủ phạm gây mùi nặng cho hơi thở của bạn. Đánh răng sau khi ăn các loại hành tỏi không giúp được gì cho hơi thở. Cách duy nhất để tránh hôi miệng là không ăn hành và tỏi.
Cạo lưỡi
Lớp phủ thông thường hình thành trên lưỡi có thể nuôi dưỡng vi khuẩn có mùi hôi.
Bỏ thuốc lá
Hơi thở có mùi thuốc lá là một tác dụng phụ của việc hút thuốc. Cho dù bạn đang nhai hoặc hút thuốc, các chất từ thuốc lá cũng bám lại trên răng khiến hơi thở có mùi.
Dùng nước súc miệng
Nước súc miệng chống vi khuẩn sẽ bảo vệ bạn bằng cách giảm vi khuẩn do mảng bám gây ra.
Không ăn ngọt sau bữa ăn
Thực phẩm có đường thúc đẩy sự tăng trưởng của vi khuẩn trong miệng của bạn gây ra hôi miệng. Vì vậy, hãy nhai kẹo cao su không đường sau bữa ăn để kích thích tiết ra nước bọt, đó là cơ chế bảo vệ tự nhiên của miệng chống lại axit mảng bám gây sâu răng và hơi thở hôi.
Giữ cho nướu răng khỏe mạnh
Bệnh nướu răng còn được gọi là bệnh nha chu, là một nguyên nhân phổ biến của hôi miệng. Vi khuẩn tích tụ ở chân răng tạo ra mùi hôi thối. Vì vậy, việc khám răng miệng định kỳ, trong đó khám toàn diện mô nha chu là rất cần thiết.
Lá ngò gai
Theo y học cổ truyền, ngò gai vị the, tính ấm, có mùi thơm hắc, công dụng trục hàn tà, khử thấp nhiệt, mạnh tỳ vị, thanh uế, giải khí trướng, kích thích tiêu hóa v.v…
Lấy một nắm ngò gai sắc lấy nước đặc, thêm vào vài hạt muối làm nước súc miệng, khò họng nhiều lần trong ngày, sau khoảng 5-6 ngày là có công hiệu.
Tần dày lá
Tần dày lá hay còn gọi là húng chanh, rau thơm lông, tần thái…
Cách dùng: Lấy một nắm tần dày lá khô, sắc lấy nước đặc, dùng ngậm và súc miệng, sau vài ngày miệng sẽ hết hôi.
Chè xanh
Dùng trà đặc súc miệng hoặc miệng nhai lá chè có thể tẩy trừ hôi miệng. Đối với hơi thở có mùi khó ngửi sau khi ăn tỏi, thịt cừu, dê…, nên dùng 1 thìa nhỏ lá chè, chia từng lần đặt ở trong miệng, nhai chậm, chờ dịch nước bọt hóa giải lá chè xong từ từ nuốt vào, hiệu quả chữa hôi miệng cực tốt.
Nnguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=806006#ixzz2sKikrJ8G