Những cơn mệt mỏi kéo đến rất kì
quặc và bạn không tài nào giải thích được. Dưới đây là 7 lý do rất phổ
biến khiến bạn luôn mệt mỏi.
Ảnh minh họa: Internet
1. Bạn bị thiếu
nước
Theo một nghiên cứu
được đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng Mỹ năm 2012, ngay cả phụ nữ khỏe
mạnh cũng có thể bị mất nước khi bị rối loạn tâm trạng hay hoạt động thể
chất quá sức. Các nhà nghiên cứu cho rằng khi tâm trạng thay đổi, tế bào
thần kinh trong vùng dưới đồi – khu vực não có nhiệm vụ kiểm soát độ ẩm
và nhiệt độ cơ thể – sẽ gửi một tín hiệu tới các phần còn lại của cơ thể
để “nhắc” bạn uống nước. Ngoài ra bác sĩ dinh dưỡng Gina Sirchio tại
Viện y tế LaGrange ở Chicago cũng cho biết, bạn cần chú ý tới màu nước
tiểu. Khi thấy nước tiểu sậm màu, điều đó có nghĩa bạn đang thiếu nước.
Cách khắc phục: Bạn
nên uống thật nhiều nước tuy nhiên không nhất thiết là phải đủ 8 cốc
nước mỗi ngày. Lượng nước cơ thể bạn cần còn tùy thuộc vào thời tiết và
cơ thể bạn.
2. Thiếu vitamin
B12
Cơ thể cần vitamin
B12 để sản sinh các tế bào máu đỏ và giữ cho các tế bào thần kinh hoạt
động tốt. Thiếu hụt vitamin này sẽ làm giảm lượng ôxy trong máu, khiến
cho cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi ủ rũ, các bộ phận hoạt động không
linh hoạt. Mỗi độ tuổi, cơ thể sẽ sản xuất ít đi một loại protein được
gọi là yếu tố nội tại có nhiệm vụ giúp bạn xử lý các chất dinh dưỡng.
Chính vì vậy, càng có tuổi, sức khỏe của bạn càng giảm sút do lượng
protein này bị ít đi. Vì thế nếu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi kèm theo
các triệu chứng như mau quên, chân tay bủn rủn, tê hoặc ngứa… thì có thể
bạn bị thiếu vitamin B12.
Cách khắc phục:
Nếu sự mệt mỏi của bạn đi kèm với sự bủn rủn chân tay, bị tê hoặc ngứa
ran, nhớ nhớ quên quên thì đó chính là do bạn thiếu B12. Hãy đến ngay
bác sĩ để làm các xét nghiệm máu cần thiết để được bổ sung kịp thời
lượng B12 phù hợp.
3. Stress quá mức
Thông thường,
hooc-môn cortisol gây căng thẳng cao nhất vào buổi sáng và giảm xuống
vào ban đêm giúp duy trì một nhịp hàng ngày của cơ thể. Nhưng khi cơ thể
bị stress quá mức, nhịp điệu này sẽ bị xáo trộn, thậm chí mức độ
cortisol không giảm xuống vào ban đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
Hoặc tuyến thượng thận vẫn tiếp tục sản xuất cortisol trong lúc ngủ gây
ra mệt mỏi, uể oải vào buổi sáng.
Cách khắc phục: Bạn
không thể kiểm soát được những nguồn cơn gây ra căng thẳng nhưng bạn có
thể có những cách phản ứng khác nhau khi phải đối diện với chúng. Ngoài
ra thiền cũng là một cách để giảm bớt căng thẳng và mệt mỏi ở những
người có bệnh mãn tính như viêm khớp dạng thấp. Hãy dành ít nhất 15 phút
mỗi ngày để ngồi thiền và xóa đi những phiền muộn trong tâm hồn mình.
4. Bạn có nguy cơ
tiềm ẩn về bệnh tim
Theo một nghiên cứu
trên tạp chí Heart & Lung, một nửa số bệnh nhân nữ bị bệnh đau tim cho
biết họ đã bị khó ngủ và mệt mỏi bất thường trong những tuần trước khi
biết mình bị bệnh. Cảm giác mệt mỏi và khó thở xuất hiện khi bạn tập thể
dục, leo lên cầu thang… cũng là những dấu hiệu mắc bệnh tim do động
mạch bị chặn hoặc cơ tim yếu sẽ làm giảm lưu lượng máu, cản trở ôxy cung
cấp cho cơ bắp và các mô của cơ thể khiến chúng không thể hoạt động đúng
chức năng.
Cách khắc phục: Tốt
nhất là bạn nên tới các bác sĩ để kiểm tra toàn diện nếu phát hiện mình
có các dấu hiệu đau tức ngực, lo âu và khó tập trung.
5. Thiếu sắt dẫn
đến thiếu máu
Hầu hết những người
bị thiếu máu đều dẫn đến mệt mỏi. Nguyên nhân chính gây ra thiếu máu là
do thiếu sắt. Mức độ sắt trong cơ thể thấp sẽ làm cho quá trình hình
thành các tế bào máu đỏ bị suy giảm, lượng ôxy mới cung cấp cho cơ thể
không đủ khiến cơ thể uể oải, mất năng lượng. Nhóm có nguy cơ bị thiếu
sắt cao là những người ăn chay, ăn uống thiếu chất hoặc những bệnh nhân
bị bệnh về tiêu hóa hoặc các bệnh về tuyến giáp, phụ nữ có kinh nguyệt
kéo dài, chị em ngừa thai bằng biện pháp nội tiết tố…
Cách khắc phục:
Những người ăn chay, những người có bệnh tiêu hóa hoặc các vấn đề về
tuyến giáp, những phụ nữ ngừa thai bằng thuốc hoặc người tự ý uống thuốc
bổ sung sắt không theo chỉ dẫn … là những người có nguy cơ cao bị thiếu
sắt. Thiếu sắt sẽ khiến bạn luôn cảm thấy lạnh, móng tay yếu hơn và tóc
bị rụng nhiều. Vì thế đừng tự ý uống các loại thuốc bổ sung sắt, hãy đến
các bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra máu hàng năm.
6. Nhiễm trùng
đường tiết niệu
Khi mắc bệnh này bạn
sẽ có cảm giác nóng rát khi đi tiểu và hệ lụy của nó là khiến bạn luôn
cảm thấy mệt mỏi. Tình trạng này càng rõ ràng hơn nếu ở nhóm phụ nữ trên
40 tuổi, tiến sĩ Ashley Carroll ở khoa Tiết niệu tại Đại học Virginia
Commonwealth, Mỹ cho biết. Vì thế khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu,
nên tranh thủ nghỉ ngơi, uống nhiều nước và có chế độ ăn lành mạnh, nếu
bị lâu và nặng bạn cần đến bác sĩ để tư vấn dùng thuốc kháng sinh phòng
bệnh.
Cách khắc phục:
Đi đến bác sĩ ngay nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm trung đường tiết niệu.
Thuốc kháng sinh có thể giải quyết tận gốc vấn đề nhưng tất nhiên sẽ
khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Những phản ứng đó của cơ thể sẽ hết sau 1
tuần đến 10 ngày. Trong thời gian điều trị, bạn hãy nghỉ ngơi, uống
nhiều nước và có một chế độ ăn uống lành mạnh.
7. Tập thể dục quá
nhiều
Làm cái gì quá nhiều
cũng không tốt. Nếu bạn đã có một ngày phải lao động nặng, vận động
không ngừng, mệt mỏi và khó ngủ là 2 dấu hiệu quan trọng cho bạn biết
rằng cơ thể bạn đã quá sức chịu đựng. Việc luyện tập các môn sức bền như
chạy maratong hay đi xe đạp đều là nguyên nhân làm tăng hormone cortisol.
Nếu bạn không giữ được sự cân bằng giữa nghỉ ngơi và hoạt động, bạn sẽ
gặp nhiều vấn đề cả về thể chất lẫn tinh thần.
Cách khắc phục:
Hãy dành cho mình vài ngày nghỉ ngơi hoàn toàn sau đó bắt đầu trở lại
một cách từ từ với các thói quen hằng ngày. Bạn có thể cần tới vài tuẩn
để trở lại tốc độ cũ vì thế nên không cần quá vội vàng.
8. Cơ thể bạn
không linh hoạt
Một ngày làm việc
căng thẳng sẽ làm tăng hormone cortisol và glucose trong máu khiến các
khớp gối thiếu linh hoạt. Cả ngày ngồi trước máy tính, bạn sẽ không thể
giải phóng năng lượng và áp lực công việc. Đây là nguyên nhân chính
khiến nhiều nhân viên văn phòng hiện nay mắc phải, gây mệt mỏi, kết hợp
lười tập thể dục khiến tình trạng càng xấu đi. Vì thế hãy tranh thủ dạo
bộ 30 phút sẽ cải thiện tình hình và cân bằng năng lượng hàng ngày.
Cách khắc phục: Cố
gắng đi lại nhiều nếu bạn là người ít vận động. Theo một nghiên cứu mới
đây cho thấy phụ nữ cần ít nhất 150 phút tập thể dục với các vận động
vừa phải hoặc 75 phút vận động mạnh trong một tuần và phải làm điều này
liên tục trong nhiều tháng mới có thể thu được hiệu quả để ngăn ngừa căn
bệnh này.