Cách Thức Phân Chia Giữa Cầu Nguyện Riêng Cầu Nguyện Gia Đình

0
1271

Cách Thức Phân Chia Giữa Cầu Nguyện Riêng

và Gia Đình Trong Đời Sống Gia Đình.

Giáo lý Giáo Hội Công Giáo nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc gia đình cầu nguyện:

“Gia đình Kitô giáo là nơi đầu tiên để giáo dục việc cầu nguyện. Được xây dựng trên bí tích Hôn Nhân, gia đình Kitô giáo là giáo hội tại gia, nơi con cái Chúa học tập cầu nguyện như Giáo Hội và kiên trì trong việc cầu nguyện. Nhất là đối với các trẻ nhỏ, lời cầu nguyện trong gia đình mỗi ngày sẽ là chứng nhân đầu tiên của trí nhớ sống động của Giáo hội mà Chúa Thánh Thần hằng kiên trì khơi dậy” (số 2685).

Để hiểu cách thức phân chia thời gian giữa cầu nguyện riêng và gia đình trong đời sống gia đình, có lẽ ta nên nhìn đến ba khía cạnh chính yếu của đời sống gia đình: sự liên hệ, thời giờ và sự thay đổi.

Sự kết hợp những liên hệ cá biệt trong gia đình có ảnh hưởng đến cách thức mỗi phần tử cầu nguyện trong cả khi cầu nguyện riêng và cầu nguyện chung. Ta hãy bắt đầu với sự liên hệ giữa cha mẹ và con cái. Thần học gia Von Balthasar có ghi rằng, ngay từ đầu, con cái không thể phân biệt giữa sự tuyệt đối, các nhân đức đối thần (Tin, Cậy, Mến) và nhân đức nhân bản (Khôn ngoan, Công bằng, Dũng cảm, Tiết độ) mà chúng gặp được nơi cha mẹ. Do đó, ngay từ đầu, con cái không thể phân biệt giữa tình thương của cha mẹ và tình thương của Thiên Chúa. Sự khác biệt này chúng phải được kiên trì dạy dỗ qua chứng nhân là chính những sự khiêm hạ cũng như việc cầu nguyện của cha mẹ và sự tùy thuộc nơi Thiên Chúa.

Vì lý do này, Familiaris Consortio nhấn mạnh cha mẹ là căn bản, là vai trò cụ thể và là gương mẫu sống động không thể thay thế trong việc giáo dục con cái của mình biết cầu nguyện. “Chỉ bằng việc cầu nguyện chung với con cái mà người cha và người mẹ (luyện tập chức vụ tư tế lớn lao của mình) làm thấm đậm vào đáy lòng con cái mình và để lại một ấn tượng mà những biến cố xảy đến trong tương lai của chúng sẽ không thể xóa nhòa”.

Hơn nữa, đối với quan hệ này, cha mẹ “phải xác tín rằng tiếng gọi đầu tiên của người Kitô hữu là bước theo Chúa Giêsu… Cha mẹ nên tôn trọng tiếng gọi này và khuyến khích con cái mình đi theo tiếng Chúa gọi” (Giáo Lý, số 2232).

Kết quả là sự ưu tú của một đời sống gia đình cầu nguyện được tuôn chảy từ những quan hệ của mỗi phần tử trong gia đình với Thiên Chúa. Với lý do này, nếu có thể được, cha mẹ – và cha mẹ đỡ đầu – nên cung cấp cho con cái mình những sách báo tôn giáo có tính cách làm nuôi dưỡng quan hệ của mình với Thiên Chúa, như Thánh Kinh, tượng chịu nạn, tràng hạt, hình Đức Mẹ, sách lễ Misa, hoặc thu góp những lời cầu nguyện hay cho con cái mình, vân vân… Mỗi phần tử trong gia đình nên khuyến khích nhau để mỗi ngày có một thời gian nào đó để cầu nguyện riêng với Chúa. Cũng trong lúc đó, cha mẹ cũng nên giải thích và gieo trong lòng con cái mình lòng sùng kính các thánh, đặc biệt là thánh bổn mạng của chúng và thánh bổn mạng của cả gia đình. Các kinh cầu và hạnh tích các thánh – đọc riêng hay cho cả gia đình – cũng giúp ích cho công việc này.

Với cuốn sách lễ, mỗi phần tử trong gia đình nên khuyến khích nhau suy niệm riêng với những Bài đọc Chúa nhật sắp tới, nhất là bài Phúc âm. Có thể bắt đầu suy niệm với câu hỏi: Chúa Giêsu nói gì với ta trong bài đọc này? Sau đó, mỗi tuần có thể dành ra một thời gian nhất định nào đó trước lễ Chúa nhật để cùng nhau chia sẻ những suy niệm này trong gia đình.Những thảo luận như vậy làm cho mỗi người hiểu rõ Phúc âm cũng như sự hiện diện sống động của Thiên Chúa. Cũng trong lúc đó, những lời chia sẻ Phúc âm làm cho cả gia đình thêm gắn bó với tình yêu và chân lý của Thiên Chúa, và chuẩn bị cho mỗi người tham dự cách tích cực hơn trong Phụng vụ.

Cách tốt nhất, cả gia đình lần chuỗi Mân côi sẽ giúp cho sự liên hệ trong gia đình thêm vững mạnh và làm cho nền móng gia đình được đúng ý nghĩa hơn. Trong cách cầu nguyện này, ta nhớ lại việc Chúa Giêsu xuống thế làm người, đặc biệt là đời sống của Ngài được mặc khải qua mầu nhiệm Thánh Gia Thất mà mỗi gia đình Kitô hữu phải lấy đó để làm gương cho mình. Ta suy niệm về cuộc đời của Con Thiên Chúa bằng cách kêu cầu Cha trên trời và kêu cầu Mẹ Thiên Chúa. Do đó, “chuỗi Mân côi được coi như một trong những cách cầu nguyện tốt nhất và có hiệu quả nhất trong những cách cầu nguyện thông thường mà gia đình Kitô hữu được kêu mời để thực hiện… Khi gia đình quây quần bên nhau trở nên thường xuyên cầu nguyện với chuỗi Mân côi… Hãy bắt chước thái độ suy niệm trong lòng của Mẹ Vô Nhiễm sẽ làm nên một lợi khí đặc biệt để nuôi dưỡng tình liên đới trong gia đình và phát triển tình nghĩa vợ chồng và gia đình được thánh thiện”.

Thời giờ cũng thể hiện một cơ hội tốt cho gia đình cầu nguyện và sự thánh thiện trong gia đình được tăng triển. Mỗi buổi sáng cùng nhau có một lời cầu nguyện đơn sơ làm cho ta luôn chú tâm đến Thiên Chúa, và luôn nhắn nhở những người trẻ có một ấn tượng tốt về những ưu tiên đích thực trong đời sống. Cũng thế, những buổi tối cầu nguyện bên nhau dệt nên một thái độ hy vọng vững bền mà sự biết ơn trong ngày và hướng tới sáng ngày mai làm cho ta luôn tưởng nhớ đến cuộc sống vĩnh cửu, trong khi cuộc sống ở trần gian này chỉ một sự chuẩn bị cho cuộc sống mai sau. Bữa ăn cũng là một sơ hội chính yếu cho gia đình cầu nguyện; nó làm tăng sự quan trọng của sự biết ơn và khiêm nhường cậy nhờ vào ơn Chúa.

Mùa phụng vụ cũng là những thời gian phong phú với nhiều cơ hội cho gia đình cầu nguyện. Những nghi thức và những phong tục đặc biệt kèm theo trong Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh, Mùa Chay và Mùa Phục Sinh gìn giữ gia đình với một đường hướng thánh thiện trong việc sử dụng thời gian đang dần trôi qua. Những ngày lễ kính kỷ niệm của Giáo hội, nhất là những ngày cầu nguyện (tam nhật, cửu nhật) chuẩn bị trước ngày lễ, làm cho con trẻ nắm được ý tưởng chính đáng để mừng những ngày lễ của Giáo hội.

Đời sống gia đình được vun đầy với thay đổi vững chắc mà người năng cầu nguyện nên dâng hiến. “Vui mừng hay buồn sầu, hy vọng hay không vừa ý, sinh con hay mừng sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới của cha mẹ, di chuyển, phân chia hay sum họp, việc quan trọng hay việc khó quyết định, cái chết của những người thân, vân vân….. tất cả những cái đó đều đánh dấu tình yêu thương của Thiên Chúa len lỏi vào trong lịch sử của gia đình. Chúng nên được coi như những thời gian thích hợp để cảm tạ, để cầu xin, để đặt niềm tin tưởng của gia đình vào trong bàn tay của Cha chung trên trời”.

Cách đặc biệt, gia đình cầu nguyện nên chuẩn bị kỹ lưỡng khi trong nhà có người sắp sửa lãnh các phép bí tích – Thánh Tẩy, Thêm Sức, Rước Lễ Lần Đầu, Xưng Tội Lần Đầu, Truyền Chức Thánh, Hôn Phối và Xức Dầu kẻ liệt. Những bí tích đó là dấu hiệu làm ta thay đổi trong ơn thánh, lôi kéo tất cả chúng ta đến gần Chúa hơn.

Một chương trình gia đình cầu nguyện như thế gần như là thời gian thử thách phương thức cầu nguyện được quan sát từ nhiều đoàn thể công giáo trong Giáo hội. Nó bổ túc cho việc suy niệm riêng và phụng vụ cầu nguyện sao cho gia đình Kitô hữu có thể “kết hợp cách toàn vẹn với mọi trách nhiệm như một gia đình gương mẫu và căn bản trong xã hội loài người”.