Thiếu Niên và Việc Cầu Nguyện

0
1203

Thiếu Niên và Việc Cầu Nguyện

        Cách đây không lâu, Giám đốc Covenant House tại thành phố Nữu Ước, đệ tử dòng Nữ Tử Bác Ái, sơ Mary Rose McGeady trong một buổi nói chuyện đã nêu lên 3 nhu cầu có ảnh hưởng mạnh đến nhi đồng ngay hôm nay. Sơ nhấn mạnh:

  • Người trẻ cần gắn liền với cha mẹ.
  • Người trẻ cần học hỏi để làm quen và truyền bá lòng hăng say saün có của mình.
  • Người trẻ cần có lòng phấn khởi không ngừng để sự suy nghĩ và tài liên lạc của họ phát triển cùng với khả năng liên hệ với người khác.

Một đời sống cầu nguyện tốt lành đáp lại cách mạnh mẽ đến từng nhu cầu trên của thiếu niên bằng cách cho họ một giác quan trọn vẹn để làm con của Chúa Cha, bằng cách tẩy rửa họ trong an bình của Chúa, và bằng cách kích thích cũng như bồi bổ tâm hồn, trí khôn, sức mạnh và lòng họ để nuôi dưỡng một quan hệ nhiệt thành với Thiên Chúa và với tha nhân. Nhưng làm sao ta có thể trình bày việc cầu nguyện với thiếu niên trong một đường hướng mà việc cầu nguyện trở nên có ý nghĩa và lôi cuốn đối với họ? Sự phấn đấu cụ thể trong đời sống thiếu niên đòi hỏi một “chiến lược” riêng biệt để quảng bá và nuôi dưỡng việc cầu nguyện. Nói như vậy có nghĩa là: Để việc cầu nguyện trở nên có ý nghĩa trong sự bối rối và náo động của đời sống thiếu niên, nó phải làm đảo ngược giá trị những cái mà họ đang mơ ước và với những cái mà họ đang phấn đấu. Đối với thiếu niên, việc cầu nguyện phải diễn đạt được hai câu hỏi quyết liệt: “Cái gì liên quan nhiều nhất đến đời sống của tôi?” vaø “Tôi muốn cái gì?”

Và việc cầu nguyện phải trả lời đúng đắn những câu hỏi đó trong đường hướng mà chính Chúa Giêsu trả lời họ. Chìa khóa cho thiếu niên cầu nguyện là một hành động, một liên hệ sống động với chính Con Người của Đức Giêsu Kitô. Cho dù thế nào đi nữa, đời sống cầu nguyện của thiếu niên nên cố gắng để phát triển lòng tin tưởng mà có lợi ích nhất cho khuôn mẫu đời sống lý tưởng của người trẻ Công giáo. Đó là lý do tại sao mà thiếu niên thánh thiện được chú trong nhiều trong chương 14 đến chương 17 của Phúc Âm theo thánh Gioan – Lời Tâm Sự Cuối Cùng của Chúa Giêsu. Trong đó, Thiên Chúa tiết lộ cách sâu sắc qua lời văn khéo léo câu trả lời cho những người không chắc chắn về ý nghĩa, giá trị và lòng ước muốn trong cuộc đời.

Thiếu niên không thể cầu nguyện nếu trước hết không giải quyết việc cứ hành động theo thuyết hư vô (không có tín ngưỡng) mà có ảnh hưởng không tốt đến đời sống của họ. Hầu hết những cái họ làm hình như không có mục đích, độc đoán, trống rỗng và vô giá trị. Thảm kịch thiếu niên tự tử đang thịnh hành nói lên sự thật dữ tợn này. Và đôi khi, sự vây hãm mình trong phạm vi kinh nghiệm trường học cũng an ủi được phần nào. Làm sao những định lý trừu tượng và những chứng minh hình học, hay những bài lịch sử học thuộc lòng nói lên được những khát vọng cá nhân cấp thời của người thiếu niên đang trải qua từng phút từng giờ?

Người thiếu niên ao ước một chân lý mà làm cho họ thoát ra khỏi những thất vọng chán chường như vậy. Và tâm điểm đó, một chân lý đích thực, mà Giáo lý Giáo hội nói rõ (số 27)là sự ao ước Thiên Chúa đã được ghi sâu trong tâm hồn con người, bởi vì ta đã được sáng tạo bởi Thiên Chúa và cho Thiên Chúa. Thiên Chúa không ngừng lôi kéo ta lại với Ngài. Chỉ nơi Thiên Chúa, ta mới tìm thấy chân lý và hạnh phúc mà ta không ngừng kiếm tìm. Thật ra, ta không thể sống trọn vẹn theo chân lý nếu ta không tự do công nhận tình yêu này và phó mình cho Đấng đã tác tạo nên mình.

Đó là lý do tại sao tâm điểm của mọi suy niệm của thiếu niên phải là lòng tin tưởng nơi Chúa Giêsu: “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em” (Gioan 15:16). Thiên Chúa không ngừng tìm kiếm ta và dẫn ta trở lại với Ngài, giống như người mục tử tốt lành đi tìm con chiên lạc. Vì lý do này, Chúa Giêsu đã nhấn mạnh nhiều lần trong Lời Tâm Sự Cuối Cùng của Ngài là Ngài dẫn ta đến cùng Chúa Cha, và khi ta ở trong Chúa Cha, ta được Chúa Cha yêu thương, và Danh Ngài sẽ bảo vệ ta. Những lời này phải được nhắc đi nhắc lại cho người trẻ đang cố gắng cầu nguyện. Vì sự gắn bó với Chúa Cha – mặc dù có thể bị đối kháng với cha mẹ trong gia đình – báo hiệu đức tin của người thiếu niên và làm cho đời sống của họ đầy ý nghĩa và tự do đích thực.

Cũng trong lúc ấy, người thiếu niên luôn luôn ôm ấp nỗi lo sợ không biết mình sẽ phải thích ứng thế nào! Họ cần phải biết cuộc sống của họ là quan trọng… là họ đã được mời gọi tham gia để làm nên một sự thay đổi. Đó là sự khó khăn đối với họ để tìm ra mục đích trong thế giới mà rất ít người tranh đấu cho sự tuyệt hảo… nơi mà đại đa số người có sự hòa hợp lý tưởng và lòng ngay thẳng.

Người thiếu niên phải được khuyên giải với những lời phấn khởi của Chúa Giêsu là Đấng đã công bố: “Thầy là cây nho, anh em là ngành… Anh em sẽ làm được những việc Thầy làm và còn làm những việc lớn lao hơn nữa… Hãy đi và gặt hái hoa trái.” Trong hy vọng vào Tin Mừng Chúa Giêsu, người trẻ có khả năng để đón nhận một sự bình an đích thực nơi những người Kitô hữu, có nghĩa là có lòng tin tưởng rằng sự khôn ngoan và ý muốn của Chúa đang hoạt động trong đời sống của ta ở mọi nơi mọi lúc, như một ý nghĩa chắc chắn cho niềm vui trọn hảo.

Trong chiều hướng này, sự năng động và công kích của thiếu niên biểu lộ họ sợ bị ở trong tình trạng an hòa. Hơn nữa, chân lý tình yêu Thiên Chúa và sự lựa chọn đưa người thiếu niên đến những hành động và những chọn lựa mà làm sống lại ý nghĩa của ơn gọi và trách nhiệm riêng. Bằng rung động của họ, sự kết hợp riêng với Chúa Giêsu, người thiếu niên tiến đến để ôm choàng cái mà Giáo lý Giáo hội công bố: “Sự tự do của con người đạt được mức hoàn hảo khi nó qui hướng về Thiên Chúa… Càng làm điều thiện, người ta càng trở nên tự do. Chỉ có tự do đích thực khi nó phục vụ cho sự thiện và sự công chính” (số 1731, 1733).

Và người thiếu niên nào mà ao ước tình yêu và tình bằng hữu sẽ tìm được thỏa mãn sâu sa trong lời nói của Thánh Phao Lô: “Chúng ta thuộc về Chúa Giêsu” (Rom 1:6; Gal 3:29, 5:24). Tình bằng hữu chân thành tìm được nguồn gốc và sức mạnh trong lời nói công khai của Chúa Giêsu trước khi Ngài chịu chết: “Anh em là bạn hữu của Thầy… Thầy gọi anh em là bạn hữu” (Gioan 15: 14-15). Người thiếu niên phải được thuyết phục rằng Chúa Giêsu yêu thương họ thật nhiều chỉ vì chính con người của họ. Trong việc từ bỏ chính mình ( tương tự như việc lột xác của con sâu để thành con bướm) thoát khỏi những cố chấp, ích kỷ, và nuông chiều bản thân của ta – thì tình yêu đích thực sẽ xuất hiện. Tính đam mê sự kích thích mà người thiếu niên thường tìm kiếm trong dâm dục, rượu chè, thuốc phiện, xi-nê, âm nhạc, và chủ nghĩa vật chất làm họ thỏa mãn thay vì cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.

Người thiếu niên càng trở nên được thuyết phục vào tình yêu Thiên Chúa bằng kinh nghiệm họ thuộc về Đức Kitô được bao nhiêu phần, thì đời sống thân mật với Đức Kitô của họ càng thay đổi và hướng dẫn mọi hướng đi họ tiến tới.Sự ưu tiên của Chúa để xác nhận tình bằng hữu của Ngài với các môn đệ Ngài cũng sẽ trở thành ưu tiên của người thiếu niên như vậy. Trong chiều hướng này, người thiếu niên khám phá ra làm cách nào mà con người trở nên một người sống thật đúng ý nghĩa bằng cách hiến mình cho tha nhân trong các đoàn thể, tu viện hay các cộng đòan.

Như đức cậy là được canh tân qua sự cam kết vào sự hiện diện và quyền năng của Thiên Chúa trong ta, người thiếu niên đến để nhận biết Chúa Giêsu là Đường. Như đức tin là được mạnh mẽ qua sự suy niệm vào tiếng gọi và lời kêu mời không ngừng của Thiên Chúa để lãnh nhận hồng ân, người thiếu niên đến để nhận biết Chúa Giêsu là Sự Thật. Và như đức mến là được xác định lại qua sự hiến thân mình của Đức Kitô, Đấng đi đến cái chết trong khi gọi ta là bạn hữu thân tình của Ngài, người thiếu niên đến để nhận biết Chúa Giêsu là Sự Sống. Với sự dìm mình trong Tin Mừng này, người thiếu niên có thể bắt đầu cầu nguyện.