Có được xử dụng bài hát của Tin Lành trong Thánh lễ không?
+ Có được xử dụng bài hát của Tin Lành trong Thánh lễ không? – Hôn bình an
+ Trong việc xử dụng âm thạc tân thời trong Thánh lễ, phải theo những tiêu chuẩn nào? Có được dùng những bài hát Tin Lành không? Phải áp dụng những tiêu chuẩn nào trong
những trường hợp này? P.C.,Honolulu, Hawaii
Giải đáp do cha Edward McNamara, giáo sự phung vụ tại Đại học Giáo Hòang Regina:
Trước hết cần phải nhớ rằng sự lựa chọn một bản văn hay một bài hát không được hoàn
toàn tự tiện, nhưng đòi hỏi phải xử dụng những bản văn hợp thức hóa.
Theo Qui Chế Tổng Quát Mới trong Sách Lễ Qui Roma (GIRM), khi giải thích những
phương thức khác biệt để hát các phần riêng của Thánh Lễ, được nói đến trong phần thứ
Tư và phần cuối cùng, “một bài hát phụng vụ xứng hợp cũng được Hội đồng Giám mục
hay Giám Mục Giáo phận chuẩn y.”
Những sự lựa chọn khác là: (1) điệp ca ghi trong Sách Lễ Roma hay là Thành vịnh ghi
trong sách Roman Gradual nói về âm nhạc và những sắp xếp khác trong âm nhạc; (2)
điệp ca theo mùa và Thánh vịnh của Simlex Gradual; (3) môt bài hát ghi trong một sưu
tập khác về thánh vịnh và điệp ca, được hội đồng giám mục hay giám mục giáo phận
chuẩn nhận, kể cả những thánh vịnh sắp xếp trong các hình thức đáp ca hay nhịp điệu (Số
48, số 86 và 87).
Khi qui chiếu cách riêng đối với Hoa Kỳ, qui chế khẳng định: “Phải ghi nhớ rằng phần
quan trọng để hát trong một nghi lễ là một phần cần thiết hay trọn vẹn theo Phụng vụ, tất
cả những sắp xếp âm nhạc của những bản văn cho các câu đáp và tung hô của giáo dân
trong Nghi Thức Thánh Lễ và cho những nghi thức riêng theo năm phụng vụ, phải được
đệ trình lên Phòng Thư ký Phụng vụ của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ để duyệt xét và
chuẩn y trước khi phổ biến “(Số 393).
Một số Hội đồng Giám Mục đã phổ biến những tập sách thánh ca chính thức có thể xử
dụng trong phụng vụ, đang khi các Hội Ðồng Giám Mục khác còn đang sắp đặt một hệ
thống để phê chuẩn những bản văn âm nhạc. Giám mục giáo phận có thể tự mình quyết
định cung cách để phê chuẩn những thánh thi và những bài hát xử dụng trong phụng vụ,
Ngài có thể phổ biến một tập thánh ca chogiáo phận hay chỉ hạn chế trong việc phê chuẩn
bất cứ sách hát nào về thánh thi hay phụng vụ có imprimatur (phép in) của một giám mục
khác.
Điều quan trọng là sự lựa chọn các bản văn và âm nhạc trong phụng vụ không phải là một
vấn đề sở thích cá nhân, nhưng còn phải kéo theo vấn đề sâu xa hơn là sự hiệp thông giáo
hội
Nói chung những tiêu chuẩn được xử dụng để phê chuẩn những bản văn thích hợp thánh
thi hay thánh ca phải được linh hứng bởi Kinh Thánh hay phụng vụ, mặc dầu mang hình thức thi ca, và bản văn phải là một sự tuyên xưng đức tin, bằng cách diễn tả những chân
lý đời đời và chính thống hơn là những vấn đề hiện hành.
Điều này phải được quan tâm trong trường hợp các bài Thánh Ca Tin lành. Những bản
thánh ca đó có thể dùng trong phụng vụ miễn là đúng với giáo lý Công giáo. Bất cứ bài
thánh ca nào chứa đựng giáo lý đi nghịch lại những huấn giáo Công Giáo hay còn mơ hồ
thì không thể dùng được.
Những bài hát phụng vụ là để giúp cầu nguyện, nên phong cách và âm thanh phải được
phân biệt với lối nhạc đời. Nhiệm vụ của thánh ca là nâng cao tinh thần–chớ không phải
để nhịp chân hay kích thích trí tưởng tượng. Do đó, những bài hát thánh ca không bao giờ
được coi phóng tác theo những những bản nhạc nổi tiếng hiện nay– hay là như thường
thấy xuất hiện đến những bản nổi tiếng từ các thế hệ trước–nhưng phải tìm cách diễn tả
giá trị tôn giáo của bản văn vì theo truyền thống Công giáo, bản văn luôn luôn phải được
coi trọng hơn là âm nhạc và hiểu theo nghĩa là linh hồn âm nhạc.
Tình trạng thiếu thốn bài hát phụng vụ thì cũng là điều dễ hiểu, vì sau khi được xử dụng
ngôn ngữ địa phương, các giáo xứ cảm thấy mình cần đến âm nhạc thích hợp cho phụng
vụ mới. Tập thánh ca với những bài sáng tác theo ngôn ngữ địa phương ngữ và Latin
truyền thống được coi như là không đủ, hay còn tệ hơn nữa là đã lỗi thời hay không còn
thích hợp. Vì những bài nhạc Mozarts không phải rẻ tiền, và thúc bách đến nhu cầu có
các bản nhạc mới cho nên hầu hết các giáo xứ xử dụng những gì đã có và lấy một số bài
ít giá trị hơn mặc dầu cũng có được một số sáng tác hay.
Nói chung hầu hết tất cả các nơi đều kinh nghiệm đến một thời đáng sợ, nhất là vào thập
niên 1970. Thí dụ như tại Tây ban nha, nhiều bài nhạc đời của Mỹ hay Anh được chuyển
ra lời Tây Ban Nha để hát trong Thánh Lễ như bài “Nobody Knows the Troubles I’ve
Seen” hay là “Land of Hope and Glory” phóng ra trong Thánh Lễ, hay là cả bản “Lord
Have Mercy” và “Sanctus” lấy từ “Hey Jude” và “Help” của ban nhạc Beatles.
Sự phàm tục hóa trong lãnh vự thiêng liêng là một vấn đề tái diễn trong âm nhạc Giáo hội
và luôn luôn bị chống đối mạnh.
Vào thời điểm của Công đồng Trent, nhiều giám mục phàn nàn và phê bình đến việc xử
dụng những bài hát đời trong việc hòa âm và đối âm, như một bài dựa theo một bài hát
ngắn bình dân gọi là “Bacciami amica mia” (Kiss me, my dear). Thánh Pius X, với tư
cách vừa là Giám mục vưa là Giáo Hoàng, cũng chống đối cung cách theo kiểu nhạc kịch
cá nhân trong thánh đường tại Ý.
Mặc dầu chậm chạp nhưng qua những năm gần đây đã cho thấy sự cải thiện trong nhiều
nơi. Cùng với việc lấy lại nhiều bài hát truyền thống, và cũng có môt số người trở lại
dùng các bài bình ca Gregorien và bài hợp âm nhiều bè cổ điển, hiện nay một số các tác
giả đã nghiêm chỉnh sáng tác theo âm nhạc phụng vụ.
Ví dụ như tại Nước Ý, đã cho thấy nhiều tác phẩm tuyệt vời có thể dễ dàng cung cấp một
điểm chuẩn cho công việc của các nhà sáng tác theo những ngôn ngữ khác. Đáng kể hơn hết là công trình của Ðức Ông Marco Frisina, lời nhạc được linh hứng theo kinh thánh và
âm nhạc phụng vụ của đức ông vừa phong phú vừa dễ nhớ, có thể cho phép cộng đồng
hát đồng giọng hoặc cho ca đoàn hát hợp ca bốn bè. Mặc dầu có thể phải trải qua nhiều
thập niên, thế nhưng mộtsưu tập mới về âm nhạc phụng vụ tốt đẹp sẽ được thành hình
theo các nguyên tác của Công đồng Vatican II và truyền thống Công giáo chân chính. * *
*
Hôn bình an
Nhiều độc giả gợi lên những điểm đáng chú ý liên quan tới việc hôn bình an. Một dộc giả
từ Toronto hỏi về lịch sử sự hôn bình an và được du nhập khi nào.
Hôn hay dấu chỉ chúc bình an có từ những thời kỳ đầu tiên được linh hứng qua lời mời
gọi của thánh Phaolô Tông Ðồ gởi tín hữu Corintô: “Anh em hãy hôn chào nhau một
cách thánh thiện” (1 Co 16:20). Chúa Giêsu thúc giục người ta làm hòa với một người
anh em mình trươc khi dâng lễ nơi bàn thờ, Sự hôn bình an cũng là sự trả lời minh nhiên
cho lời khuyên của Ðức Kitô phải thực hiện sự hoà giải và bình an huynh đệ đễ thanh tẩy
hy lễ của mình.
Nghi thức được nhắc tới trong những tài liệu xưa như “Apostolic Constitutions” và những
bài giảng của thánh Augustinô.
Đầu tiên, hôn bình an được xem như là một sự chuẩn bị quan trọng và đôi khi có tính
cách bắt buộc đối với những người sắp lên Rước Lễ, nhưng sau áp dụng cho tất cải mọi
người. Sau năm 1000, sự hôn bình an lần lần biến thành một nghi thức chính thức hóa
hơn và sau này chỉ dành riêng cho hàng giáo sĩ ngoại trự trong một số dịp đặc biệt.
Như vậy dấu chỉ chúc bình an như được diễn tả trong sách lễ hiện nay, đại khái lập lại
theo hình thức đã có từ thời trung cổ khi mỗi người hôn bình an người đứng bên cạnh
mình. Trong thời dó cử chỉ hôn là một dấu chỉ cung kính hơn là tình thương. Do đó, cử
chỉ áp dụng ngày nay phải là điều mà tập quán địa phương coi như một cử chỉ cung kính.
Một độc giả từ Kentucky hỏi linh mục hay phó tế có được lựa chọn xử dụng những hình
thức khác để mời làm dấu chỉ chúc bình an ngoài hình thức đã có trong sách lễ và “linh
mục có dược phép thay đổi những lời mời gọi như ‘Nếu anh chị em muốn, anh chị em có
thể ban cho nhau dấu chỉ bình an,’ như vậy là cho người ta tự ý lựa chọn hay không?”
Mặc dầu sách lễ bằng tiếng Anh thật sự hạn chế trong phương diện này, những ngôn ngữ
khác như tiếng Ý và Tây ban nha cung cấp nhiều công thức cho dấu chỉ chúc bình an,
một số dấu đó phản ảnh theo mùa phụng vụ. Như vậy có thể có những thay đổi nhỏ trong
lời mời gọi.
Tuy nhiên tôi không chắc là linh mục hay phó tế sẽ xử dụng hình thức đặc biệt nào đó
như độc giả chúng ta trưng dẫn, thật ra thì đó là điều vụng về và tốt hơn nên bỏ đi, vì như
thế một số người có thể sẽ không chúc bình an vì một lý do chính đáng (hơn là việc
không thích làm). Việc này không phải là để tránh những khó khăn cho những thành phần khó tính trong
cộng đồng, bởi vì khi một số người tự nhiện không thích bắt tay những người hoàn toàn
xa lạ, một sự mĩm cười và một cử chỉ dịu dàng dịu dàng, thật không đáng gì nhưng rất có
ý nghĩa.
Một linh mục từ một hoàn cảnh đa văn hóa trong đó những người trong giáo xứ qua
nhiều năm đã có thói quen “kéo dài việc chúc bình an”, và vị linh mục ấy đang gặp khó
khăn để giải thích bản chất thât của nghi thức này, đã hỏi: “Có được phép và tuân giữ
theo tinh thần GIRM nếu nghi thức kinh “Chiên Thiên Chúa” là long trọng và nổi bật hơn
là sự “kéo dài” chúc bình an ‘kéo dài’.. . theo tập quán của những cộng đồng này?”
Tôi muốn gợi ý rằng linh mục cần nhẫn nại khi giải thích nghi thức và những qui luật phổ
quát hướng dẫn việc xử dụng nghi thức đó. Trước hết, linh mục nên động viên và khắc
sâu sự hiểu biết thiêng liêng của những người trong giáo xứ mình về ý nghĩa và cử chỉ
như là một sự chuẩn bị dọn mình Rước lễ và hiệp nhất trong Thân thể Mầu nhiệm Chúa
Kitô. Điều này không bao giờ có thể coi bị giảm đi nhưng trái lại là một dấu của tình
thương yêu nhau, của tình liên đới chủng tộc, hay là của bất cứ giá trị thuần túy nhân bản
nào khác.
Một khi việc giải thích này đã thực hiện, thật là ý tưởng tốt để tăng cường sự nổi bật của
kinh “Chiên Thiên Chúa” cùng với sự tôn trọng lời chúc bình an. Như vậy ca đoàn hay ca
viên phải được huấn luyện khi nào thì xướng kinh “Chiên Thiên Chúa,” dành ra một
khoảng thời gian ngắn để thích hợp cho lời chúc bình an.
Ðể được long trọng hơn trong thời gian “bày tỏ lời chúc bình an” cho tới kinh “Chiên
Thiên Chúa”, nên dùng những kinh đơn giản hơn dễ hát cho toàn thể cộng đoàn. Khi thói
quen ban dấu chỉ bình an ngắn hơn được thiết lập, ca đoàn có thể tùy nghi hát nhưng bài
thánh ca phức tạp hơn hay có thể hát kinh Gregorian.
Hát kinh “Chiên Thiên Chúa” một cách vui vẻ hơn tùy theo hạn định là điều thích hợp
theo thông tư và tinh thần Sách Lễ Qui Roma, số 13)
Cử chỉ của Chúa Kitô bẻ bánh trong bữa Tiệc Ly cuối cùng, điều này đặt tên cho toàn thể
Hành Động Thánh Thể trong thời các tông đồ, có nghĩa là nhiều người tìn hữu làm nên
một thân thể (2Cr 10:17) bằng cách Rước Lễ từ một bánh sự Sống là Chúa Kitô, Người
đã chết và sống lại vì phần rỗi thế giới. Việc bẻ bánh bắt đầu sau dấu bình an và được
thực hiện với vẻ cung kính cách riêng, dầu không nên kéo dài một cách không cần thiết,
cũng không nên cho nó một tầm quan trọng không đáng… Kinh Chiên Thiên Chúa là một
luật buộc, do ca đoàn hay ca viên xướng được cộng đoàn hát theo; hay ít nhất phải được
đọc to tiếng. Sự cầu xin này đồng hành với việc bẻ bánh nên vì lẽ này mà có thể hát đi hát
lại khi cần thiết cho tới lúc kết thúc, lời hát kết với cụm từ ‘dona nobis pacem'(xin ban
bình an cho chúng con)”.* * *
Ðức Ông Nguyễn Quang Sách