Nên hay không nên ăn mận mùa hè?

0
550


Mận giàu dưỡng chất, được coi là hỗn hợp đa vitamin tự nhiên và có nhiều
công dụng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên các nhà khoa học cũng khuyến cáo
không nên ăn quá nhiều mận vì những lí do liên quan tới sức khỏe.


Công dụng của mận

Mận chứa nhiều hoạt
chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể, phòng tránh nguy cơ mắc các chứng
bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư vòm họng…

Chất chống oxy hóa
trong mận gọi là “anththocyanins” (chủ yếu được tìm thấy trong trái cây
màu đỏ) giúp ngăn ngừa các tế bào gây hại. Mận còn giúp giảm các tác hại
do gốc tự do, ngăn ngừa lão hóa, duy trì sự bóng khỏe của tóc cũng như
sự dẻo dai cho cơ thể.


Mận cũng giàu vitamin
C có vai trò quan trọng trong việc cải thiện hệ thống miễn dịch và giúp
cơ thể phát triển sức đề kháng, chống lại tác nhân gây bệnh. Ngoài ra,
mận còn giúp tăng khả năng hấp thụ chất sắt trong cơ thể vì hàm lượng
vitamin C cao trong trái cây này. Sắt là vô cùng cần thiết cho sự hình
thành tế bào máu, ăn mận sẽ cải thiện lưu thông máu trong cơ thể.
Vitamin C cũng giúp bảo vệ cholesterol từ các gốc tự do và rất hữu ích
cho việc kiểm soát bệnh tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường.


Mận chứa nhiều
carotene khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A rất tốt cho mắt.
Thêm vào đó, trong hạt mận cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho
cơ thể như protein, chất béo, phốt pho, sắt, kali… có tác dụng thanh
nhiệt giải độc. 


Không nên ăn quá nhiều mận

Dù có nhiều công hiệu,
các nhà khoa học cũng khuyến cáo không nên ăn quá nhiều mận. Mận là loại
quả có nhiều chất chua (axit) có khả năng phân giải Ca-P và chất protein
trong cơ thể, nếu như các chất trên bị mất nhiều, có thể sinh bệnh.


Ăn chua quá nhiều sẽ
không có lợi cho tiêu hoá. Ngoài ra, vị chua còn làm thối rữa chân răng,
đặc biệt răng tuổi nhi đồng, ăn mận nhiều dễ bị sâu răng.

Mận có tính nóng, ăn
nhiều sẽ khiến cơ thể bị nóng trong có thể gây phát ban, mụn nhọt, nhất
là đối với những người cơ địa có tính nhiệt.