Chè xanh là một
loại đồ uống thông dụng với người Việt. Tuy vậy, rất nhiều người uống
chè xanh không đúng thời điểm, gây nên những hậu quả khó lường.
Không uống chè
xanh quá nóng
Khi uống chè xanh quá
nóng trên 600C sẽ gây tổn thương vách trong của dạ dày, dẫn đến đau loét
dạ dày.
Mặc dù một ấm chè
xanh ngon phải được ủ từ nước đun thật sôi, nhưng nhiệt độ lý tưởng để
bạn uống chè xanh khoảng 45 – 50 độ C là vừa.
Ảnh minh họa
Chè xanh có khả năng
kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất chua, vị chua sẽ làm mất cảm giác
ngon miệng, cơ thể hấp thu thức ăn kém đi.
Hơn nữa, trong khi dạ
dày trống rỗng, nếu uống chè xanh, chất chát trong trà sẽ đi vào tạng
phế và làm lạnh tì, vị. Lúc đó, bạn sẽ thấy cồn cào, nôn nao trong người,
chóng mặt, hoa mắt, rất khó chịu mà chúng ta thường gọi là “say chè”.
Không uống ngay
sau bữa ăn
Trong chè xanh có
chứa tanin, nếu sau khi ăn uống chè xanh thì chất sắt và protein trong
thức ăn sẽ kết hợp với chất tanin, từ đó làm giảm khả năng hấp thu chất
dinh dưỡng của cơ thể.
Được biết, chất tanin
có tác dụng “khử” chất sắt, vì thế cơ thể sẽ hạn chế hấp thu chất sắt.
Tốt nhất là hãy chờ khoảng 15 – 20 phút sau khi ăn rồi mới uống.
Không uống vào
buổi tối trước khi đi ngủ
Nước chè xanh chứa
hàm lượng cafein khá cao, khi uống vào gây kích thích thần kinh, làm cho
thần kinh hưng phấn, từ đó gây khó ngủ. Vì thế, vào buổi tối, nên uống
chè xanh trước giờ đi ngủ từ 1 đến 2 giờ.
Không uống nước
chè xanh để qua đêm
Lý do, khi để lâu như
vậy nước chè sẽ bị xỉn màu, thành phần vitamin B, C trong nước chè sẽ bị
phân hủy. Vì vậy, tốt hơn hết, buổi sáng khởi đầu cho một ngày, bạn nên
hãm ấm chè xanh mới và chỉ thưởng thức chúng trong ngày mà thôi.
Không dùng nước
chè xanh để uống thuốc
Các chất có trong chè
xanh khi “gặp” các hoạt chất trong thuốc sẽ tạo ra những phản ứng hóa
học làm cho thuốc giảm tác dụng và cơ thể khó hấp thu, từ đó bệnh sẽ lâu
khỏi.