Tỏi cất giữ quá lâu trong tủ lạnh, lên mầm… thường
không tốt cho sức khỏe và rất dễ ngộ độc nếu vẫn ăn. Khi bị ngộ độc tỏi
nặng thì có thể dẫn đến tử vong.
Tỏi
(danh pháp hai phần: Allium sativum) là
một loài thực vật thuộc họ hành, nghĩa là có họ hàng với hành tây, hành
ta, hành tím, tỏi tây…
Tỏi ta, tên khoa học là Alliumsativum L, họ hành Alliaceac (trước kia
gọi là họ hành tỏi Liliaceae) và cũng được con người sử dụng làm gia vị,
thuốc, rau như những loài họ hàng của nó.
Mặc dù tỏi có nhiều công dụng trong trị liệu nhiều bệnh, cũng đã có hàng
ngàn công trình nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh và các chế phẩm làm
thuốc từ củ tỏi ta (hiện nay vẫn tiếp tục nghiên cứu).
Kết quả cho thấy, có nhiều tác dụng trong trị liệu đặc biệt là tác dụng
phòng chống ung thư, phòng chống các bệnh tim mạch, làm giảm đường huyết,
tăng cường hệ miễn dịch, tác dụng kháng sinh, chống nhiễm độc chất phóng
xạ…
Bởi nó làm tăng thải trừ các chất đồng vị phóng xạ và giảm sự tích đọng
các chất đồng vị phóng xạ trong cơ thể, giải độc nicotin mạn tính…
Song trong tép tỏi tươi, lại có các hợp chất sulfur là quan trọng nhất,
có tỷ lệ cao nhất trong các loại rau quả (3,2%) khi tép tỏi còn nguyên:
alliin (một hợp chất sulfur) và men allinase có lượng tương đương nhau.
Mỗi thứ ở trong một ngăn riêng biệt.
Khi giã nát củ tỏi – một phản ứng cực mạnh, tức thì giữa alliin và
allinase sản sinh ra allicin – Allicin là một chất không bền, khi tiếp
xúc với không khí sẽ được chuyển hóa thành diallyl disulfide,
vinydithiin, afoene, là những chất có tác dụng dược lý đã kể trên (allicin
là chất gây mùi tỏi tươi khi băm thái).
Bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp người ta đã xác định được hàm lượng
allicin trong tép tỏi tươi sau khi giã nát một phút đã đạt 63%. Nhưng
sau 30 phút tiếp xúc với không khí chỉ còn 39% (vì đã chuyển hóa thành
các chất nói trên).
Trong môi trường hơi kiềm (pH = 8) phản ứng triệt để nhất. Trong môi
trường hơi acid (pH = 5) phản ứng chậm 50 lần. Tỏi tươi nguyên tép và
tỏi đã làm chín không có mùi và không có tác dụng dược lý nêu trên.
Tuy nhiên, tỏi giúp phục hồi alycin, một hợp chất tự nhiên trong cơ thể
có tác dụng chống ung thư, giảm cholesterol, giảm huyết áp, có khả năng
giết 60 loại nấm độc, đồng thời làm phát triển 20 loại vi khuẩn có ích
đối với phụ nữ mãn kinh.
Mặt khác, theo đông y tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc, có tác dụng thanh
nhiệt, giải độc, sát khuẩn; chữa khí hư, tiểu tiện khó, bụng trướng đầy,
tiêu nhọt, đờm và hạch ở phổi, tẩy uế…
Song người ta cũng cho biết, ăn nhiều tỏi có thể gây ảnh hưởng đến mắt,
gan, thận và một số bệnh khác. Khi ăn tỏi cần phải lưu ý những điều
không mong muốn sau:
* Tác hại khi ăn tỏi
– Tỏi cất giữ quá lâu trong tủ lạnh, lên mầm… thường không tốt cho
sức khỏe và rất dễ ngộ độc nếu vẫn ăn. Khi bị ngộ độc tỏi, dấu
hiệu dễ nhận thấy là khó chịu trong dạ dày, nặng hơn thì có thể
dẫn tới tử vong.
– Có những người không ăn được tỏi do dị ứng hoặc không tiêu hóa được.
Vì vậy, nếu ăn tỏi mà thấy các dấu hiệu như ợ nóng, đầy hơi… thì
rất có thể bạn đã bị dị ứng với tỏi, tốt nhất nên ngưng ăn tỏi.
Trường hợp dị ứng tỏi nghiêm trọng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
– Ăn nhiều tỏi, nhất là tỏi sống sẽ khiến cho hệ tiêu hóa gặp rắc
rối, ví dụ như gây kích ứng hoặc làm tổn thương các bộ phận trong hệ
tiêu hóa.
* Những điều cần lưu ý khi dùng tỏi tươi và chế phẩm
tỏi
– Không ăn cả tép tỏi nguyên
– Không nuốt cả tép tỏi
– Không ăn tỏi khi đói
– Không ăn quá nhiều tỏi thường xuyên (tối đa không quá 15g/ngày).
– Không dùng tỏi và chế phẩm có chứa tỏi, đồng thời với Warfarin (thuốc
chống đông máu) trước khi mổ.
– Không đắp tỏi lên da lâu quá 10 phút
– Không dùng tỏi đắp lên da đối với những người dị ứng với tỏi
– Khi dùng tỏi để trị giun kim không được dùng quá liều có thể bị viêm
ruột hoặc tiêu chảy.