Cơ thể bạn có thể bị thiếu vitamin D do
ít tiếp xúc với ánh mặt trời. Tuy nhiên, đây không phải là lý do duy
nhất khiến bạn thiếu vitamin D.
Bạn có nghĩ rằng mình
bị thiếu vitamin D hay không? Chắc chắn bạn cho rằng mình vẫn tiếp xúc
với ánh mặt trời hàng ngày thì không thể thiếu vitamin D được. Tuy nhiên,
thực tế là bạn không biết mình hấp thụ được bao nhiêu vitamin D cho cơ
thể và kết quả là rất nhiều người trong chúng ta rơi vào tình trạng
thiếu vitamin D ở các mức độ khác nhau.
Vitamin D vẫn được
coi là vitamin dành cho xương vì nó làm chắc và khỏe xương. Ngoài ra,
các nhà nghiên cứu cũng chứng minh rằng những người đủ vitamin D thường
xuyên sẽ ít bị bệnh tim mạch và biến chứng bàn chân do tắc mạch hơn
những người thiếu vitamin D trong cơ thể.
Nếu nói rằng ánh mặt
trời có tác dụng giúp cơ thể bạn hấp thụ vitamin D thì cũng có nghĩa là
cơ thể thiếu vitamin D do ít tiếp xúc với ánh mặt trời. Tuy nhiên, đây
không phải là lý do duy nhất khiến bạn thiếu vitamin D.
Một số nguyên nhân
chính dẫn đến tình trạng thiếu vitamin D bao gồm:
1. Hạn chế tiếp
xúc với ánh mặt trời
Các nguồn chính của
vitamin D là từ ánh nắng mặt trời tự nhiên vì vậy nếu hạn chế tiếp xúc
với ánh mặt trời sẽ có tác động lớn đến lượng vitamin hấp thụ vào cơ thể.
Chúng ta đã nghe về sự nguy hiểm của bệnh ung thư da và sự cần thiết của
kem chống nắng để bảo vệ chúng ta khỏi bệnh này. Thật không may, mối
nguy hiểm của việc không nhận đủ vitamin D từ ánh nắng mặt trời lại
không được nhiều người quan tâm.
Sử dụng kem chống
nắng có độ SPF 30 có thể làm giảm sự tổng hợp vitamin D trong da tới hơn
95%. Thậm chí nếu bạn có tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tổng lượng
vitamin D cũng còn phụ thuộc vào mùa và thời tiết. Nếu thời tiết u ám,
lượng vitamin D từ thiên nhiên sẽ không cao. Tuy nhiên, nếu bạn thường
xuyên tiếp xúc ánh mặt trời vào những lúc nắng nóng gay gắt thì lại có
thể ảnh hưởng đến da, có thể là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư da.
Vì vậy, bạn chỉ nên
tiếp xúc ánh mặt trời 10-15 phút mỗi ngày hoặc vài lần/tuần để hấp thụ
những vitamin D từ tự nhiên một cách tốt nhất.
Ảnh minh họa
2. Màu sắc của làn
da
Melanin là hợp chất
quyết định màu sắc của da bạn, những người có hàm lượng melanin ít thì
da sẽ sáng màu, nhiều thì da sẽ sẫm màu hơn. Melanin có thể hấp thụ bức
xạ tia UVB từ mặt trời và làm giảm khả năngíaản xuất vitamin D3 của da.
Những người có làn da tự nhiên sẫm màu sẽ có thể tự bảo vệ da tốt hơn
nhưng lại hấp thụ được ít vitamin D từ ánh mặt trời hơn so với những
người có làn da trắng từ 3-5 lần.
Vì vậy, nếu bạn có
làn da tối màu và ít tiếp xúc với ánh mặt trời thì bạn càng có nguy cơ
cao thiếu vitamin D.
3. Béo phì
Nhiều nghiên cứu đã
chỉ ra mối liên hệ giữa chỉ số BMI và nguy cơ thiếu vitamin D ở con
người, trong đó chỉ số BMI cao dẫn tới giảm nồng độ vitamin D trong cơ
thể. Những đối tượng thừa cân và béo phì (có chỉ số BMI trên 40) sẽ có
lượng vitamin D trong cơ thể ít hơn 18% so với những người có chỉ số BMI
dưới 40.
Nhà nghiên cứu chính,
tiến sĩ Elina Hypponen thuộc Viện Sức khỏe trẻ em Đại học London cho
rằng những nỗ lực giải quyết tình trạng béo phì cũng có thể giúp giảm
mức độ thiếu hụt vitamin D.
4. Cơ thể kém hấp
thu
Một số người bị coi
là kém hấp thụ vitamin D do họ mắc các bệnh như Crohn, celiac… Những
người đã từng phẫu thuật giảm béo cũng thường không thể hấp thụ đủ
vitamin D do các chất béo hòa tan vitamin D trong cơ thể bị thiếu hụt.
Ảnh minh họa
5. Tuổi tác
Nhiều nghiên cứu đã
chứng minh rằng cùng với sự hấp thụ vitamin D có mối liên hệ mật thiết
với tuổi tác. Khi càng về già, cơ thể bạn càng giảm khả năng tổng hợp
vitamin D khi tiếp xúc với ánh mặt trời và từ thực phẩm, do đó nguy cơ
thiếu vitamin D của bạn cũng cao hơn so với khi bạn còn trẻ.
6. Dùng một số
loại thuốc trị bệnh
Một loạt các loại
thuốc, kể cả thuốc kháng nấm, thuốc chống co giật, glucocorticoid và các
loại thuốc điều trị HIV/AIDS… đều có thể tăng cường sự phân hủy của
vitamin D khiến cho lượng vitamin D hấp thụ vào cơ thể không được nhiều.
Ngoài ra, những người mắc các bệnh như bệnh thận mãn tính, cường giáp,
rối loạn u hạt mãn tính và một số bệnh liên quan đến tế bào bạch huyết…
cũng bị mất mát một số lượng vitamin trong quá trình chuyển hóa và hấp
thụ từ ánh mặt trời hay các sản phẩm bổ sung vitamin D khác.
7. Không thường
xuyên ăn các thực phẩm chứa vitamin D
Ngoài ánh mặt trời,
vitamin D còn có nhiều trong các loại thực phẩm bạn ăn hàng ngày. Vì vậy,
việc bổ sung vitamin D từ thực phẩm cũng là hết sức quan trọng và cần
thiết. Nếu bạn tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngăt, bỏ qua nhiều loại
thịt, sữa động vật thì sẽ có nguy cơ thiếu hụt một lượng vitamin D lớn.
Nguồn thực phẩm giàu
vitamin D bao gồm: cá, dầu cá, gan bò, pho mát và lòng đỏ trứng…