Hoang mang: Nhiễm sán vì ăn rau trồng ao đầm

0
599

Thông tin về những
loại rau trồng ruộng nước, ở ao đầm nhiễm sán gây hại cho người dùng đã
từng xuất hiện nay lại nóng lên trên các trang mạng. Những thông tin về
các loại rau trồng dưới nước vốn được ưa chuộng trong xào, luộc hay ăn
lẩu có thể có chứa cả một ổ trứng giun sán, nếu chẳng may ăn vào người
thì có thể gây các bệnh nguy hiểm đang khiến nhiều người hoang mang.

Thông tin gây kinh
hãi

Mới đây trên các
trang mạng xã hội, một số thành viên có chia sẻ thông tin cảnh báo với
mọi người rằng cần phải cẩn thận không sẽ bị nhiễm giun sán, ký sinh
trùng khi ăn các loại rau thân ống mọc ở dưới nước.

Chia sẻ của thành
viên có nickname Kiwitetua trên một diễn đàn khá đông người tham gia cho
rằng, mọi người nên cẩn thận khi ăn các loại rau có thân ống (rau muống,
salad xoon, cần nước…). Bởi có lần, khi nhặt rau, tách cọng thấy bên có
một loại côn trùng giống như giun, đỉa, hay sên gì không rõ có thân màu
đỏ làm ổ rất nhiều.

Thành viên này lo
lắng: ‘nếu vô ý chỉ vặt rau làm món rau sống trộn và sốt cà chua, mặc dù
rửa sạch bên ngoài bằng thuốc tím, ngâm nước muối cũng chẳng ăn thua gì.
Coi như nuốt trọn vào bụng ngon lành’.



Hình ảnh chia sẻ trên mạng gây
hoang mang cho người dân.

Kèm theo những dòng
chia sẻ thông tin để cảnh báo mọi người, thành viên này còn đính kém các
ảnh chụp bên trong thân cây cải xoong có lúc nhúc đầy côn trùng khiến
mọi người kinh hãi.

Thông tin này nhanh
chóng trở thành chủ đề nóng trên các diễn đàn, mạng xã hội. Nhiều thành
viên trên các diễn đàn còn cho biết, các loại rau trồng dưới ruộng nước,
đầm lầy hay trên sông có nguồn nước bị ô nhiễm đen ngòm nên chuyện có cả
ổ giun sán, ký sinh trùng trong thân rau không có gì lạ.

‘Nhà mình ở khu Triều
Khúc có trồng rau cần, rau muống nhiều nhưng mình không bao giờ dám mua
về ăn vì phần lớn được trồng trên nguồn nước ô nhiễm’, thành viên có
nickname Kahat cho hay.

Tương tự, chị Lê Thị
Thanh Huyền ở (Đại Từ, Hoàng Mai, Hà Nội) cũng cho biết, cách đây không
lâu, khi mua rau cải xoong, rau cần về ăn, lúc nhặt chị phát hiện mấy
con giống giun có màu đỏ bám vào thân cây. Từ đó, chị rất lo sợ và cảnh
giác mỗi lần chọn mua và xử lý rau trước khi ăn.

Trong khi đó, theo
nhiều hộ dân đang trồng nhiều loại rau trên mặt nước ở khu vực Linh Đàm
– Hà Nội, các loại rau như muống, cải xoong, cần thường được trồng ở
những vùng ngập nước, nhất là hai loại cải xoong và rau cần, ruộng càng
nhiều nước và sâu bùn thì rau càng non và phát triển mạnh.

Tuy nhiên, theo người
dân ở đây, họ đã trồng rau cả chục năm nay, mỗi ngày cắt bán cả trăm mớ,
gia đình và cả làng cũng ăn rau ở đây mà chưa thấy ai nói chuyện nhiễm
giun sán từ rau cả.

Giun sán vào người:
Cảnh giác đừng quá hoang mang

Trao đổi về vấn đề
giun sán làm tổ trong thân các loại rau mọc ở dưới nước, PGS.TS Nguyễn
Duy Thịnh – Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa
Hà Nội) cho biết, với những loại rau được trồng ở dưới nước, đặc biệt ở
những vùng nước thải, nước ô nhiễm có nguy cơ chứa rất nhiều những loại
giun sán, ký sinh trùng. Tuy nhiên, nếu ăn rau có chứa các loại này thì
không có gì nguy hiểm bởi vào trong cơ thể người những con giun sán, ký
sinh trùng này sẽ bị chết ngay bất kể ăn rau sống, tái hay chín.

Song, điều nguy hiểm
ở chỗ, ngoài những con giun sán mà người tiêu dùng có thể phát hiện được
bằng mắt thường thì còn có trứng giun sán hay ấu trùng bám vào rau.
Những loại trứng giun sán khi vào cơ thể người sẽ bám vào trong ruột
chui qua thành ruột, chui vào trong máu, máu dẫn chúng đến tất cả các bộ
phận trong cơ thể… Sau một thời gian, trứng sẽ nở thành giun sán nằm ở
đó và gây hại cho cơ thể. Thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp bị bị
bệnh hiểm nghèo do nhiễm giun sán qua đường ăn uống.



Nguy cơ giun sán là có nhưng
không quá lo sợ nếu biết cách phòng tránh.

Theo PGS.TS Thịnh,
bằng mắt thường thì không thể nhìn được trứng giun sán hay các loại ấu
trùng. Do đó, khi ăn sống, tái, chín (nấu qua 100 độ C) cũng rất dễ ăn
phải các loại trứng giun sán này bởi khi sơ chế, rửa rau… trứng có thể
bám vào rổ rá, và chỉ cần tay chúng ta cầm vào rổ rá đó rồi cầm đồ ăn
đưa vào miệng thì trứng giun sán lúc này cũng sẽ đi vào cơ thể người một
cách dễ dàng.

PGS.TS Thịnh còn cho
hay, với những loại rau được trồng dưới nước, đặc biệt là những vùng
nước ô nhiễm, nước thải thì ngoài ăn trứng giun, sán có hại cho cơ thể
người thì còn có nhiều chất độc khác cũng theo vào cơ thể nữa. Bởi, ở
môi trường nước ô nhiễm có chất gì thì rau hút vào những chất đó. Như
vậy cũng đồng nghĩa với tất cả các chất độc đó cũng sẽ theo vào cơ thể
người và gây nguy hại đến sức khỏe

Tuy vậy, theo nhiều
chuyên gia thì người dân không nên quá hoang mang vì chúng ta có thể
phòng tránh bằng cách mua rau được trồng theo quy trình sạch, nguồn nước
tưới được đảm bảo. Hơn nữa, người dân cần thực hiện việc chế biến theo
nguyên tắc ‘ăn chín uống sôi’.

Chuyên gia đến từ Cục
Bảo vệ Thực vật (Bộ NN-PTNT) cũng cho biết, việc ăn (đặc biệt là ăn sống)
những loại rau có mang theo trứng và sâu non của giun sẽ ảnh hưởng tới
sức khỏe. Vì thế, trong sản xuất rau, đặc biệt là những loại sống dưới
nước cần phải lưu ý để loại bỏ chúng tại nơi sản xuất.

Đồng thời, vị chuyên
gia này cũng khuyên để đảm bảo sức khỏe, người tiêu dùng nên thực hiện:
“Ăn chín, uống sôi”. Nếu phải ăn sống, nên rửa nhiều lần và ngâm trong
nước muối theo hướng dẫn của ngành y tế.