Nguồn dinh dưỡng phong phú từ khoai tây 

0
511


Khoai tây là loại củ chứa nhiều chất dinh dưỡng, được nhiều người yêu
thích. Đây là loại rau củ ít calo, không có chất béo và cholesterol. Bên
cạnh đó, loại khoai này còn có hàm lượng vitamin C cao và là nguồn cung
cấp kali, vitamin B6, chất xơ.

Khoai tây có lớp vỏ còn
nguyên là nguồn cung cấp kali cao tốt cho tim
mạch. Chỉ một củ khoai có thể cung cấp khoảng 18%
lượng kali mỗi ngày.
Kali cũng giúp bảo toàn
canxi, vốn rất quan trọng để làm cứng xương.


Vitamin C cũng có trong khoai tây.
Vitamin này là chất chống oxy
hóa hiệu nghiệm giúp ổn định các phân tử tự do,
có thể giảm sự tổn thương của tế bào. Vitamin C cũng
sản xuất collagen giúp kết nối các mô xương với nhau.

1.jpg

Một củ khoai trung bình
(148g) nguyên vỏ chứa 2g chất xơ hoặc 8% nhu cầu được khuyến nghị hàng
ngày. Bạn nên tiêu thụ chất xơ và nước vừa đủ có thể làm tăng cảm giác
no giữa các bữa ăn.

Khoai tây chứa
glutathione, một chất chống oxy hóa có thể giúp chống lại một vài bệnh
ung thư. Khoai tây cùng với
, măng tây, bí, mướp tây, súp lơ, bông cải
xanh và cà chua tươi chứa glutathione nhiều hơn so với các loại rau củ
khác.

Loại
củ này là nguồn cung cấp lớn về carbohydrate phức hợp, nguồn năng lượng
chủ yếu nhất cho cơ thể.
Các nhà dinh dưỡng cho rằng 50% năng
lượng hằng ngày của cơ thể do carbohydrate cung cấp.

2.jpg

Một số
loại khoai tây Mỹ được bán ở Việt Nam:

Russet – Đây là loại khoai
tây được trồng và sử dụng nhiều nhất ở Mỹ. Chúng có hàm lượng tinh bột
cao nên rất lý tưởng cho việc chế biến các món ăn khoai tây chiên, nấu
xúp, nướng và nghiền.

Khoai tây ruột vàng – loại
khoai này có ruột có màu vàng và hương vị
nhẹ. Chúng có kết cấu đặc, giống như sáp và thích
hợp để chế biến các món khoai tây xào, nấu súp, nướng, nghiền và đút lò.

Khoai
tây đỏ tròn – loại khoai này có vỏ màu đỏ hồng, ruột trắng.

Khoai tây đỏ khi đã nấu chín có kết cấu cứng giống
như sáp nên thích hợp để chế biến các món luộc, chiên đút lò và cắt lát
làm salad.

3.jpg

Khoai
tây tím – loại khoai tây này có ruột màu từ xanh đậm đến tím nhạt (màu
hoa oải hương) và có hương vị hạt dẻ.
Nếu nấu bằng lò
vi sóng sẽ giữ được màu tốt nhất, nhưng hấp
và nướng cũng là cách chế biến thích hợp.