Những loại trà có ích cho bệnh nhân tiểu đường

0
488

Lá sen giúp lượng đường trong máu được
điều hòa ở mức ổn định, chống tăng đường huyết và rối loạn lipid máu.
Trà hoa cúc giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Số người mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng
nhanh và gây ra nhiều hệ lụy khó lường, nguy hiểm đến tính mạng người
bệnh nếu không biết cách phòng ngừa và chữa trị kịp thời. Chế độ ăn uống,
luyện tập hợp lý có vai trò quyết định trong việc phòng và kiểm soát
bệnh. Sau đây là 4 loại trà giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị, giúp hạn
chế biến chứng bệnh tiểu đường, theo trang Renal Diseases.

1. Trà tim sen


Trà tim sen tính ấm, công dụng dưỡng âm,
ích thận, bổ tùy. Ảnh: senta

Nguyên nhân bệnh tiểu đường là rối loạn
chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm
tác động trong cơ thể. Tim sen có chứa hợp chất polysaccharide có tác
dụng kiểm soát sự hấp thụ glucozo, tái tạo hoóc môn insulin nhằm hạn chế
rối loạn chuyển hóa cacbohydrat và điều hòa lượng lipid trong máu ở mức
phù hợp.

Trà tim sen tính ấm, công dụng dưỡng âm, ích
thận, bổ tùy. Vì vậy, ngoài công dụng an thần, trà tim sen còn hỗ trợ
hoạt động của thận. Người bệnh có thể pha 12 g trà tim sen uống mỗi buổi
sáng và buổi tối.

2. Trà lá sen

Lá sen giúp lượng đường trong máu được điều
hòa ở mức ổn định, chống tăng đường huyết và rối loạn lipid máu người
bệnh tiểu đường.


Ảnh: aliimg

Cách dùng trà lá sen: Bỏ một nhúm trà lá sen
vào bình, đổ nước sôi vào và đậy nắp lại ngâm khoảng 10 phút để tinh
chất trong lá sen tan ra hòa vào nước. Nước trà lá sen có mùi thơm dịu
nhẹ, thanh khiết. Có thể dùng trà lá sen hay cho nước uống hàng ngày.

3. Trà hoa cúc

Trà hoa cúc có chứa chất kích hoạt phản ứng
hai enzyme chống lại sự suy giảm các chức năng của cơ thể do bệnh tiểu
đường, kiểm soát lượng đường trong máu.

Bệnh nhân tiểu đường có thể dùng 3 g trà hoa
cúc pha trong ấm uống 3 lần/ngày. Có thể pha trà hoa cúc chung với cây
kim ngân hoặc cam thảo để tăng hiệu quả. Trà này tốt cho gan, giải độc
cơ thể và cải thiện thị lực.

4. Trà táo gai (sơn trà)

Táo gai chứa các thành phần giúp tăng cường
tiêu hóa, thúc đẩy co giãn các mạch máu, giảm lượng đường trong máu và
huyết áp thấp hơn. Bạn có thể sử dụng 1-2 miếng táo gai tươi để pha trà
và uống nhiều lần trong ngày.


Táo gai chứa các thành phần giúp giảm
lượng đường trong máu và huyết áp thấp hơn.  Ảnh: purplesage

Lưu ý, không
được sử dụng các loại trà trên uống với liều lớn và uống trong thời gian
dài, cần có thời gian ngưng cách khoảng.

Người bệnh
tiểu đường cần chú ý:

– Theo dõi lượng đường huyết: Dùng máy đo cá
nhân theo dõi lượng đường huyết để kiểm soát và điều trị bệnh hợp lý hơn.
Thông thường mức đường huyết từ 90 đến 130 mg/dL trước bữa ăn và 180 mg/dL
hai tiếng sau bữa ăn.

– Chế độ ăn uống hợp lý: Ăn nhiều rau quả,
trái cây, ngũ cốc. Hạn chế ăn các món nhiều đường và chất béo, nhất là
sản phẩm từ động vật.

– Vận động cơ thể: Tập thể dục trung bình 30
phút mỗi ngày: đi bộ, bơi lội, quần vợt, chạy xe đạp…

– Dùng thuốc trị liệu theo chỉ định của bác
sĩ.