Những lưu ý về vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngày Tết

0
516

Nếu nắm được và thực hiện theo những lưu
ý dưới đây về vệ sinh an toàn thực phẩm thì gia đình bạn sẽ không còn lo
lắng trong chuyện ăn uống vào những ngày Tết.

Trong những ngày Tết
cổ truyền của dân tộc, chúng ta có khuynh hướng ăn nhiều hơn do phải đi
chúc Tết nhiều nơi với thức ăn ngon, đa dạng trong bầu không khí vui vẻ,
sôi nổi. Vì vậy, việc quan tâm đến an toàn thực phẩm trong những ngày
Tết phần nào đó cũng ít được quan tâm một cách đúng mực.

Tuy nhiên, thực tế
tình hình mất vệ sinh an toàn thực phẩm đang bị báo động do tình trạng
nhiều mặt hàng trong dịp Tết được cung ứng ra thị trường đã bị nhiễm
khuẩn. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bạn cần lưu ý những điều
sau trong mua bán, tiêu thụ thực phẩm trong những ngày Tết.

– Chọn mua thực phẩm
ở các cửa hàng uy tín, chất lượng đảm bảo có thương hiệu để tránh hàng
giả, hàng nhái, hàng kém chết lượng.

– Khi chọn mua thực
phẩm, nên chọn mua loại thực phẩm an toàn. Chọn các loại rau quả tươi,
giữ nguyên trạng thái tự nhiên, không dập nát, không có mùi lạ. Chọn các
loại phủ tạng, thịt và thủy sản còn tươi: thịt đã qua kiểm dịch thú y,
chọn cá đang sống hay vừa mới chết, đặc biệt lưu ý đến cá ngừ. Các thực
phẩm đóng hộp, đóng gói sẵn phải có nhãn ghi đầy đủ nội dung. Không sử
dụng các thực phẩm khô đã bị mốc, đặc biệt là ngũ cốc, hạt có dầu có
chứa độc tố vi nấm rất nguy hiểm. Không dùng thực phẩm còn nghi ngờ,
chưa biết rõ nguồn gốc.


Những lưu ý về vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngày Tết 1
Ảnh minh họa

– Chọn mua thực phẩm
ở những nơi bán sạch sẽ, ngăn nắp, có uy tín, biết rõ nguồn gốc, xuất xứ
nơi cung cấp để đảm bảo chất lượng và độ an toàn của sản phẩm. 

– Không nên mua trữ
quá nhiều trong những ngày Tết để tránh tình trạng thực phẩm để lâu sẽ
bị ôi thiu nếu bảo quản không đúng cách. 

– Nên nấu với số
lượng vừa phải để không hâm đi, hâm lại nhiều lần sẽ giảm chất lượng và
không bảo đảm hoàn toàn yêu cầu về vệ sinh. 

– Sử dụng nước sạch,
dụng cụ sạch để chế biến, nấu nướng, lưu trữ, bảo quản thức ăn. Chú ý vệ
sinh cá nhân (cắt ngắn móng tay, rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sạch
trước khi ăn, chế biến, sau khi đi vệ sinh…).

– Không nên ăn quá
nhiều thức ăn, nhất là những loại thức ăn có dầu mỡ vì các thực phẩm này
dễ tích tụ năng lượng dư thừa gây tăng cân và béo phì. Những người có
bệnh nào đó cần được cán bộ y tế tư vấn về chế độ ăn uống thích hợp. Kết
hợp ăn uống hợp lý với vận động, tập luyện thể dục, thể thao thường
xuyên, ngay cả trong những ngày Tết.


Những lưu ý về vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngày Tết 2
Ảnh minh họa

– Không nên uống rượu
quá nhiều trong những ngày Tết để vừa bảo đảm sức khỏe, vừa bảo đảm về
an toàn giao thông. Chú ý trong việc chọn loại rượu để sử dụng (rượu đã
đăng ký và được chứng nhận chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm).

– Nên rửa tay bằng xà
phòng trước khi ăn và sau khi nấu nướng. Đôi tay bẩn chính là “thủ phạm”
đầu tiên khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm vì nó chứa rất nhiều vi khuẩn.
Do đó, bạn nên vệ sinh cho đôi tay của mình sạch sẽ bằng xà phòng và rửa
lại thật sạch trước khi bạn rửa rau quả, khi chế biến hoặc trước khi ăn
nhé. 

– Thớt cũng là nguyên
nhân được biết đến với thủ phạm gây ngộ độc thực phẩm. Do đó khi dao,
thớt đã thái đồ sống tuyệt đối không dùng thái đồ chín cho dù đã được
bạn rửa sạch.