Tuyệt đối không uống nước dừa lạnh vào buổi tối 

0
442

Nước dừa là một
thức uống giải khát ngon miệng, hợp vệ sinh và bổ dưỡng. Trong nước dừa
có chứa: protein 0,3%, chất béo 0,2%, đường 4,7% (chủ yếu là glucose,
fructose), các chất khoáng: Ca, Na, K. L, P, Fe…, các vitamin C, PP.

Theo sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh, quả dừa (da tử) có vị ngọt,
tính bình, không độc, tác dụng khử phong, ích khí, tiêu phù thủng, trừ
hắc loạn (tiêu chảy, tâm phiền, giải nhiệt độc. Nước dừa vô trùng còn
được sử dụng làm dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch, trị tiêu chảy.

– Tuy nhiên, không nên lạm dụng nước dừa (ngày uống hơn 3 – 4 trái và
uống liên tục nhiều ngày), nhất là đối với các bệnh nhân suy nhược,
huyết áp thấp, người hay lạnh bởi nó nguy hiểm đến tính mạng. Còn đối
với người chưa có bệnh gì trầm trọng, nhưng nếu lạm dụng nhiều nước dừa
mỗi ngày, cơ thể tự nhiên sinh ra những bệnh mà trước kia họ không hề có.
Ví dụ:như bệnh mắt (như cườm mắt) bệnh nhức đầu kinh niên, bệnh thấp
khớp, tim to, tim thòng,tim đập chậm, nhói tim khó thở, huyết áp thấp,
mỏi mệt gân cốt,mau mệt,trĩ, lòi dom, sa dịch hoàn, dẽ bị xuất huyết nội,
loãng máu, u sầu, chán đời, suy nhược thần kinh…


Nước dừa là loại thức uống rất quý


Nước dừa là loại thức uống rất
quý

– Đi ngoài trời nắng
nóng, đến khi về nhà, tuyệt đối không nên uống ngay nước dừa bởi dễ bị “trúng
gió” hay còn gọi là ngã bệnh ngay với các triệu chứng như: ớn lạnh, đầy
bụng, hâm hấp sốt hoặc sốt cao.

– Trước cuộc thi đấu thể dục thể thao, nếu uống nước dừa quá nhiều, sẽ
làm cho tay chân rũ nước, giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh lẹ cần thiết.

– Theo GS.TSKH Bùi Quốc Châu, Giám đốc Trung tâm Diện chẩn điều khiển
liệu pháp và xoa bóp Việt Nam, nước dừa nhất là dừa xiêm thuộc âm, tức
là có tính giải nhiệt, làm mát, làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp. Những
người bị bệnh trĩ, huyết áp thấp, nhức đầu do huyết áp thấp, cảm lạnh,
thấp khớp, mệt tim do lạnh thì không nên dùng vì có thể gặp những tai
hại khôn cùng.

Những người có thể tạng thuộc âm như: da xanh tái, bắp thịt mềm nhão,
mát, tay chân lạnh, ăn uống chậm tiêu, ăn ít, ít khát nước, thích uống
ấm, dễ bị tiêu chảy, phân mềm, người nặng, bải hoải, chậm chạp…, thì
không nên dùng nước dừa bởi theo y học cổ truyền  dừa (cũng như nhiều
loại trái cây chứa nhiều nước như: dưa hấu, bí đao…) có nhiều thấp khí (thấp
khí là một trong sáu loại khí: phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả). Thấp
khí thường gây trở ngại cho hoạt động của trạng tỳ = tỳ hỷ táo nhi ố
thấp, vị hỷ hương nhi ố nhiệt (tạng tỳ chủ về tiêu hoá và chủ cơ nhục (hoạt
động của bắp thịt). Do đó, khi uống nước dừa trong các trường hợp trên,
sẽ đưa thấp khí vào trong cơ thể quá nhiều, gây ra các rối loạn chức
năng hoạt động bình thường của cơ thể.


Nước dừa được coi là thần dược cho sức khỏe nếu uống đúng cách


Nước dừa được coi là thần dược
cho sức khỏe nếu uống đúng cách

– Khi uống nước dừa
để giải khát, nên thêm ít muối để điều hoà.

– Còn theo Lương y Vũ Quốc Trung, phòng khám Y học cổ truyền chùa Cảm
Ứng cũng cảnh báo, trong nước dừa hàm lượng chất béo rất cao (2%) nên
dùng hạn chế, uống nhiều sẽ gây đầy bụng, khó tiêu.

– Khi uống nước dừa nên tránh uống vào buổi tối với nước đá. Đó là ba
yếu tố âm cộng lại (nước dừa, nước đá, ban đêm) thì càng dễ bị bệnh. Nếu
nước dừa uống vào buổi sáng hay buổi trưa thì đỡ hại hơn (vì buổi sáng
và buổi trưa thuộc dương).