Ăn nhiều thịt – Thủ phạm tăng ung thư toàn cầu!

0
564

Nghiên cứu, được công bố trên Tạp
chí Dinh dưỡng, đã phân tích dữ liệu từ năm 2008 về 21 loại ung thư phổ
biến ở 157 quốc gia. William Grant, tác giả nghiên cứu và là giám đốc
tại Trung tâm nghiên cứu sức khỏe ở San Francisco, đã tìm ra tỷ lệ ung
thư tương quan với các yếu tố khác nhau như tuổi tác, tổng sản phẩm quốc
nội và các chế độ ăn.

Các dữ liệu cho thấy hút thuốc và tiêu thụ
thịt động vật chiếm 50% nguyên nhân của tất cả các ca mắc bệnh ung thư.
Có sự khác nhau khá lớn giữa nam và nữ. Hút thuốc lá ở nam giới có ảnh
hưởng xấu gấp đôi so với việc ăn thịt động vật. Trong khi, tỷ lệ ở phụ
nữ là ngược lại. Không tính đến ung thư phổi, việc hút thuốc lá và tiêu
thụ thịt động vật chiếm 70% nguyên nhân gây ung thư.


“Nhìn chung, 30% các ca tử vong do ung thư (khoảng
7,5 triệu ca trong năm 2008) là do 5 “hành vi và chế độ ăn uống”, TS.
Grant giải thích trong nghiên cứu. Đó là chỉ số khối lượng cơ thể cao,
ăn ít trái cây và rau, không thường xuyên hoạt động thể chất, hút thuốc
lá và uống rượu.

Sản phẩm động vật có mối tương quan đặc biệt
mạnh mẽ với các loại ung thư khác nhau bởi chế độ ăn uống thúc đẩy tăng
trưởng cơ thể. Cụ thể, các loại ung thư bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống
này bao gồm ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư thận, ung thư buồng
trứng, ung thư tuyến tụy, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tinh hoàn,
ung thư tuyến giáp, và ung thư đa u tủy.

Grant cho rằng Nhật Bản là một ví dụ về cách
thay đổi chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng như thể nào đến cả sự phát
triển cơ thể và tỷ lệ mắc bệnh ung thư. Trong tình trạng già hóa dân số,
Nhật Bản vẫn mang thể trạng thấp hơn đáng kể so với người phương Tây.
Thanh niên Nhật Bản đã tiêu thụ lượng calo từ các loại thịt động vật, mà
thường là một chế độ ăn Tây hóa. Kết quả là, các loại bệnh ung thư phổ
biến ở các nước phương Tây, hiện nay, đã gia tăng ở Nhật Bản so với gần
3 thập kỷ trước.

Tổ chức Nông
Lương Liên hợp quốc cung cấp các dữ liệu về chế độ ăn uống để TS.Grant
đánh giá những thay đổi trong thói quen ăn uống bắt đầu từ năm 1980.
Điều này rất quan trọng vì khoảng thời gian giữa những thay đổi trong
chế độ ăn uống và tỷ lệ ung thư là khoảng 20 năm.

TS. Neal Barnard, Đại học Y George
Washington, nhận xét vê nghiên cứu này: “Đây là một nghiên cứu quan
trọng cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa chế độ ăn thịt và nguy cơ ung
thư. Nghiên cứu mang lại một bài học rất rõ ràng về chính sách lương
thực cho quốc gia”.

Mark McCarty, Giám đốc nghiên cứu của Công
ty phi lợi nhuận Catalytic Longevity, nói rằng:  “Nghiên cứu mới hấp dẫn
này làm rõ hút thuốc và tiêu thụ thịt động vật mang lại nguy cơ ung thư
toàn cầu. Thực tế, đây cũng là bằng chứng ấn tượng nhất mà tôi biết về
những yếu tố gây nguy cơ mắc ung thư lớn. Mặt tích cực của những phát
hiện này là các nhà nghiên cức đã xuất phát từ sự lựa chọn lối sống mà
chúng ta có thể kiểm soát được”.

Trong một nghiên
cứu vào năm 1907, khi các nhà khoa học phát hiện ra  rằng các dân tộc ăn
thịt như Đức, Ireland, Scandinavia và Slovenia có tỷ lệ ung thư cao hơn
nhiều so với đồng hương của họ-những người ăn chay ở Trung Quốc và Ý.
Một nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng Seventh -Day Adventist, những
người có một chế độ ăn chay, có tỷ lệ ung thư thấp hơn so với ăn thịt ở
Mỹ.