Dưa bở: Loại quả 10 "tốt" cho sức khỏe 

0
563

Hạt dưa có vị ngọt,
tính mát, tác dụng điều hòa trong bụng, thanh phế, nhuận tràng, trị được
các chứng kết tụ sinh máu mủ ở tràng vị, chữa ho khan hay đại tiện táo
bón…

Hoa dưa bở chữa nấc,
đau tim… còn lá tác dụng trị mất kinh ở phụ nữ.

Cuống dưa bở có vị
đắng, tính lạnh, có độc, tác dụng gây nôn và thông đại tiểu tiện, giải
độc, chữa sốt phát cuồng, sốt rét cơn…

Để tham khảo và áp
dụng, sau đây xin giới thiệu vài phương thuốc trị liệu từ dưa bở.


– Chữa mất ngủ:
Dưa bở 200g, hạt sen 100g, hoa nhài 20g, đường trắng 200g. Cho hoa nhài
vào nước đun thật kỹ, sau gạn lấy 300ml nước sắc hoa nhài, hạt sen giã
nhỏ, rồi cho tất cả vào nồi, đun nhỏ lửa, khuấy đều tay cho đến khi thấy
hạt sen đã chín nhừ thì cho đường vào trộn đều để đường tan hết là được.
Mỗi ngày ăn 1 lần.

– Chữa táo bón:
Hạt dưa bở 10g, khoai lang 30g, đường đỏ 10g. Giã nhỏ hạt dưa bở cùng
khoai lang rồi cho vào 250ml nước đun nhỏ lửa, khi khoai chín cho đường
vào trộn đều là được. Cần ăn vào buổi sáng sớm, khi mới ngủ dậy, ăn liền
trong 5 buổi sáng bệnh sẽ khỏi.

– Chữa ho khan,
táo bón:

Hạt dưa bở mỗi lần ăn 10g, ngày ăn 2 lần.

– Chữa đau tim, ho
nấc:

Hoa dưa bở 8g, sắc lấy nước uống ngày 1 lần.

– Chữa vô kinh:
Lá dưa bở 20g, sử quân tử 20g, cam thảo 20g. Tất cả tán nhỏ uống với
rượu mỗi lần 8g hoặc sắc uống.

– Gây nôn, chữa
sốt phát cuồng, sốt rét cơn:

Cuống dưa bở 4-8g, sắc lấy nước uống nôn mửa ra đờm là khỏi bệnh.

– Chống ngứa, chữa
mề đay:

Lá cây dưa bở nấu lấy nước tắm.

– Chữa mụn trứng cá và có vết sắc tố, làm da nhẵn mịn: Quả dưa bở,
táo tàu mỗi thứ 250g rửa sạch, bỏ vỏ, bỏ hạt, cho thêm 150 g cà rốt đã
luộc nhừ, tất cả nghiền cho thật nhuyễn, chia ăn 2 lần trong ngày. Thuốc
có tác dụng nhuận phế, kiện tì, dưỡng da rất tốt.

– Chữa đau khớp đầu gối: Hạt dưa bở 100 g, ngâm trong ít rượu trắng,
10 ngày sau lấy ra nghiền nát, mỗi lần ăn 10 g, uống thêm chút ít rượu,
ngày 3 lần. Thuốc có tác dụng trừ phong, hoạt huyết.

– Giải ngộ độc: Cuống dưa bở 1g, đậu đỏ hạt nhỏ 3g, tán nhỏ cả
hai vị này trộn lẫn, chiêu với nước sôi nguội hay uống bằng nước sắc đậu
sị (nước sắc đậu đen) sẽ có tác dụng giải độc mạnh hơn.

Lưu ý: Khi
uống nước thuốc này sẽ có tác dụng gây nôn, giúp bệnh nhân nôn ra hết
chất độc còn lưu trong dạ dày, do vậy uống liều như vừa nêu trên mà
không thấy gây nôn được có thể tăng liều hơn một chút sẽ hiệu quả.

Hoặc sử dụng cuống
dưa bở tán nhỏ vắt lấy nước côt uống cũng có tác dụng.