Đường hóa học, chất ngọt chết người

0
528

Có độ ngọt gấp vài
trăm lần đường cát, giá thành rẻ, đường hóa học được nhiều cơ sở kinh
doanh đồ ăn uống ưa dùng mà không quan tâm tới tác hại khó lường từ chất
tạo ngọt này.

Hiện nay, trên thị
trường loại đường hóa học thông dụng gọi là “đường ngọt”, với dòng chữ
Tang Jing mờ nhạt, được nhiều người chuyên bán đồ ăn ưa dùng. Ngoài ra,
trên bao bì không hề ghi thành phần, nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm. Hạt
đường này to gần bằng hạt đậu xanh, được người bán quảng cáo là có độ
ngọt gấp 500 lần đường cát bình thường, với giá bán khoảng 90.000 đồng/kg.

Loại đường này được
sử dụng phổ biến để làm bánh kẹo, nước ngọt, chè, sâm lạnh, sữa đậu nành…
Tại các quán cơm người ta vẫn dùng loại đường này để nấu nướng cho rẻ,
đem lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với sử dụng đường mía.


duong-JPG-9475-1384162160.jpg

Túi đường hóa học được
người bán giới thiệu là có độ ngọt gấp 500 lần đường cát
thông thường. Ảnh:

Anh Thư.

Thử phân tích một bài
toán đơn giản sau sẽ thấy được vì sao nhiều người bán đồ ăn hay sử dụng
đường hóa học này thay cho đường cát: 100 g đường hóa học đếm được 2.300
viên, giá thị trường là 9.000 đồng, tức 1 viên giá  4 đồng. Dùng 1 viên
đường hóa học tạo được vị ngọt tương đương với dùng 100 g đường cát (có
giá 2.000 đồng). Như vậy, mỗi lần dùng một viên đường hóa học không rõ
xuất xứ thay cho đường cát, người sử dụng đã tiết kiệm được nhiều lần.

Có nghề bán chè mấy
chục năm, bà Sáu (Vĩnh Cữu, Đồng Nai) cho hay, muốn nấu chè thật ngon,
ngọt mà tiết kiệm, để được lời cao, cứ dùng đường hóa học giá rẻ. Bà
chia sẻ công thức nấu chè đậu trắng, để tạo độ sệt, trong thì dùng đường
cát pha thêm đường hóa học sẽ cho ra sản phẩm cuối cùng y hệt nấu chè
bằng đường cát.

Cụ thể, công thức nấu
bằng đường cát là: đậu 1.000 g, nếp, cốt dừa, đường cát 1.200 g. Công
thức nấu bằng đường hóa học: đậu 1.000 g, nếp, cốt dừa, đường cát 800 g,
đường hóa học 4 viên, tiết kiệm được gần 8.000 đồng so với dùng toàn
đường cát.


che-dau-trang-6164-1384162160.jpg

Bát chè đậu trắng sử
dụng đường hóa học để tạo vị ngọt, trong mà tiết kiệm tiền
nguyên liệu cho người bán. Ảnh:

Anh Thư.

Bà Sáu cho hay, không
chỉ dùng nấu chè, đường hóa học này có thể sử dụng nấu sữa đậu nành,
nước mát…, chẳng hạn bình thường một lít sữa đậu nành cần pha 200 g
đường cát thì chỉ cần thay thế bằng 2 viên đường hóa học.

Một ứng dụng hay được
dùng nữa của đường hóa học là trong món bắp (ngô) luộc. Chỉ cần cho thêm
vài viên đường này là các bắp ngô cũng như nước luộc có vị ngọt đậm đà
hơn hẳn.

Ngoài ra, món trái
cây ngâm – món khoái khẩu của không ít bạn gái, cũng hay sử dụng đường
hóa học để tăng vị ngọt. Công thức tạo nước ngâm rất đơn giản: 300 g
nước, pha chút muối, thêm một viên đường.

Nhân viên một quán
phở tại Biên Hòa (Đồng Nai) cho hay, cơ sở anh làm thường xuyên sử dụng
đường hóa học hiệu Tang Jing để nấu nướng. Với nước lẩu, nước dùng phở,
cứ mỗi lít cho thêm 3 viên đường là đủ tạo vị đậm, ngọt. 


ngot-JPG-3929-1384162160.jpg

Thạc sĩ Bùi Thị Minh Thủy, giảng viên khoa
Công nghệ hóa học và Thực phẩm, ĐH Nguyễn Tất Thành, TP HCM cho biết,
các loại đường thường sử dụng cho gia đình được lấy từ những loại rau củ
quả trong tự nhiên như: mía, củ cải, mật ong… vừa tạo vị ngọt tự nhiên,
vừa cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đường tự nhiên sau khi hấp thụ vào
cơ thể được chuyển hóa thành glucose nên an toàn và không gây hại cho
sức khỏe (với người bình thường).
 

Theo bà Thủy, các
loại đường hóa học chỉ tạo vị ngọt, không có trong tự nhiên, không có
giá trị dinh dưỡng và không chuyển hóa được, thường được dùng trong điều
trị cho những người bệnh thừa cân hay đái tháo đường. Có tới 500 loại
đường hóa học, trong đó chỉ một số loại được phép sử dụng trong chế biến
thực phẩm với giới hạn tối đa và có quy định rõ ràng, gồm: manitol,
acesulfam kali, aspartam, isomalt, saccharin (và các muối Na, K, Ca của
nó), sorbitol, sucralose.


Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay tồn tại rất nhiều chất tạo ngọt tổng
hợp không được phép dùng. 
Một
trong những loại đường hóa học bị cấm được sử dụng nhiều nhất là sodium
cyclamate. Các nhà sản xuất sử dụng cyclamate vì hai yếu tố: nó ngọt gấp
500 lần đường mía, nhập khẩu chủ yếu từ biên giới phía Bắc, giá thành hạ,
phí vận chuyển thấp, mang lại lợi nhuận hấp dẫn. Trong khi đó, chất tạo
ngọt cyclamate vào cơ thể được vi khuẩn trong ruột chuyển thành mono hay
dicyclohexylamine là chất có thể gây ung thư gan, thận, phổi, dị dạng
bào thai trên thực nghiệm.

Các
loại đường hóa học này rất dễ mua, giá thành rẻ mà đa dạng chủng loại.
Ngoài loại đường có bao bì Tang Jing còn có loại đường hiệu Bốn Cây Mía
đều có bao bì ghi bằng tiếng Trung Quốc và thông tin rất mập mờ, không
có thành phần, hạn sử dụng và nơi sản xuất. 

Ăn phải thực phẩm
chứa nhiều đường hóa học có thể gây cảm giác nhức đầu, chóng mặt, ù tai,
buồn nôn hoặc có thể dị ứng nếu dùng với số lượng nhiều.

Cách
nhận biết thực phẩm có đường hóa học

Một điểm nguy hiểm là
loại đường này rất dễ hòa tan trong nước, không màu, không mùi nên rất
khó phát hiện. Tuy nhiên, khi ăn phải thực phẩm có đường hóa học, thường
sẽ cảm nhận được vị ngọt gắt, hơi chát và hơi đắng. Vì vậy, người bán
thường dùng thêm đường mía khi chế biến để thực phẩm được ngọt, ngon hơn
và đỡ đắng. Đường hóa học tạo vị ngọt lợ sau khi ăn, đặc biệt là khi
uống nước lúc nào cũng đọng lại vị ngọt trong miệng.

Tác
hại khi dùng đường hóa học

Một số loại đường hóa
học có tác hại nhất định đến cơ thể con người. Nếu thai phụ thường xuyên
ăn nhiều đường hóa học, sẽ gây kích thích niêm mạc đường ruột, suy giảm
chức năng tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa và trở ngại cho sự hấp thụ
chất dinh dưỡng, đồng thời có thể gây hại tới chức năng thận. 

Đối với trẻ em, đây
là lứa tuổi đang cần bổ sung năng lượng và chất dinh dưỡng để phát triển
trí não và chiều cao nên việc sử dụng đường hóa học nhiều sẽ kìm hãm sự
phát triển của trẻ, thậm chí sinh ra bệnh tật hay suy dinh dưỡng, hoặc
trí não không phát triển bình thường… Bên cạnh đó chức năng thải độc
của gan, thận của trẻ em đều kém nên các hóa chất này sẽ tích lũy lại.
Một số trẻ tự nhiên biếng ăn bởi những chất ngọt “dởm” cản trở khả năng
hấp thu protein, sắt, kẽm khiến trẻ chậm lớn.

Để bảo vệ sức khỏe
cho gia đình mình trước thực trạng đường hóa học được buôn bán và sử
dụng tràn lan trên thị trường, người tiêu dùng cần sáng suốt trong việc
lựa chọn thực phẩm, thức uống hàng ngày. Hạn chế sử dụng thực phẩm bỏ
hộp, nước uống đóng chai. Thay vào đó nên ăn những thực phẩm tươi sống,
uống nước ép từ trái cây tự nhiên để đảm bảo cho cơ thể vẫn cung cấp đầy
đủ năng lượng, dinh dưỡng mà lại an toàn cho sức khỏe.